Cập nhật lúc 23:12, Thứ Tư, 30/09/2009 (GMT+7)
,
- Ngày 30/9, Bộ GD-ĐT Đào tạo đã phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức lễ ký kết "Báo cáo của Nhóm Chuyên trách về hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ".
Trước đó, ngày 25/06/2008 tại Washington, Thứ trưởng Phạm Vũ Luận thay mặt Bộ GD-ĐT và Thứ trưởng James K. Glasman thay mặt Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký "Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm Chuyên trách về Giáo dục nhằm thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Hoa Kỳ".
Hết THPT, liệu những em học sinh này có lựa chọn Trường ĐH quốc tế ở trong nước để theo học ĐH? Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Đến nay, nhóm đã tổ chức 4 phiên họp. Phía Việt Nam đã nêu ra những ưu tiên trong hợp tác giáo dục và hướng các hoạt động hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ. Trong khi đó, phía Hoa Kỳ trình bày sự khác biệt giữa 2 hệ thống giáo dục, về quản lý Nhà nước và đề xuất các cách làm việc cụ thể, phù hợp.
Các nội dung chính đã được thảo luận bao gồm 5 lĩnh vực chính: Lộ trình thành lập Trường ĐH Việt - Mỹ tại Việt Nam; Đào tạo tiến sỹ cho Việt Nam tại các trường ĐH của Hoa Kỳ; Chương trình tiên tiến (xây dựng chương trình, thiết kế khóa học, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy của VN); Đào tạo tiếng Anh; Khảo thí và kiểm định chất lượng Giáo dục.
Về việc thành lập Trường Đại học Việt – Mỹ, phía Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ xây dựng một Trường Đại học Việt – Mỹ. Đây sẽ là một trường đại học công lập và có quy chế hoạt động riêng. Đặc biệt, cần xây dựng kế hoạch cụ thể, thực tế và tập trung thảo luận về tính tự chủ, nguồn vốn và các mối liên kết giữa các trường đại học của Việt Nam với các trường đại học của Hoa Kỳ.
Bên canh đó, Bộ GD-ĐT cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ để xây dựng chương trình đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam.
Để duy trì, nâng cao chất lượng và mở rộng chương trình tiên tiến, các thành viên nhóm chuyên trách đề nghị cần có kinh phí lâu dài, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho các giảng viên của Việt Nam, nâng cao trình độ tiếng Anh cho giảng viên và sinh viên Việt Nam, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, áp dụng hệ thống tín chỉ...
Với mục tiêu biến tiếng Anh thành thế mạnh của Việt Nam để tích cực, chủ động hội nhập khu vực, quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trong 10 năm tới, Bộ GD-ĐT đã xây dựng dự án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy và sử dụng tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam".
Về khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, nhóm chuyên trách khẳng định xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam dựa trên các tiêu chí học thuật, khách quan, hiệu quả là một phần quan trọng trong tiến trình đổi mới.
Sau khi báo cáo cuối cùng được trình 2 Chính phủ, một số nhóm tư vấn vẫn tiếp tục tồn tại.
Trong đó, Nhóm tư vấn về thành lập Trường Đại học Việt – Mỹ sẽ chi tiết hóa lộ trình thành lập trường, tư vấn cho Bộ GD-ĐT xây dựng Đề án thành lập trường để có thể thu hút được sự quan tâm của các trường đại học và các nhà tài trợ tiềm năng của Hoa Kỳ.
*********************
source
http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/871320/
No comments:
Post a Comment