Thursday, 30 July 2009

35.000 lao động Trung Quốc tại Việt Nam

Ngày 31.07.2009 Giờ 10:32

35.000 lao động Trung Quốc tại Việt Nam

Báo cáo của tổng cục Xây dựng lực lượng (XDLL, bộ Công an), tại cuộc họp báo về tình hình an ninh trật tự xã hội sáu tháng đầu năm 2009 tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30.7 cho biết, tình trạng lao động nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm việc làm đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an ninh trật tự, ngoài các đối tượng người nước ngoài gốc Phi thì gần đây là lao động Trung Quốc.

Cả nước hiện có 35.000 lao động Trung Quốc đang làm việc. Đã phát hiện một số doanh nghiệp Trung Quốc đưa người lao động vào các khu vực biên giới, vùng sâu, vùng dân tộc, trong đó có nhiều người không có trình độ lao động hoặc chỉ là lao động phổ thông nhưng vẫn được phía Trung Quốc cấp hộ chiếu công vụ. Đã có chín trường hợp lao động Trung Quốc kết hôn với người Việt Nam nhưng không thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật. Gần đây đã xảy ra nhiều vụ xô xát giữa lao động Trung Quốc và người dân địa phương tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình…

Phan Hương


source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=54882&fld=HTMG/2009/0730/54882
35.000 lao động Trung Quốc tại Việt Nam
SGTT - Theo tổng cục Xây dựng lực lượng (bộ Công an), đã phát hiện một số DN Trung Quốc đưa lao động vào khu vực biên giới, vùng dân tộc...

Bốn người trong vụ Tam Tòa được tự do

Bốn người trong vụ Tam Tòa được tự do

Hình ảnh tại nhà thờ Cầu Rầm, thành phố Vinh trên Vietcatholic.net

Cuối tuần qua hàng ngàn người đã tham gia cầu nguyện cho những người bị bắt

Tin từ giáo phận Vinh cho hay chính quyền Quảng Bình đã trả tự do cho bốn trong số bẩy người bị bắt giam sau các sự cố liên quan tới việc xây nhà tạm trong khuôn viên nhà thờ Tam Tòa bị đổ nát vì bom Mỹ.

Trong lúc đó báo của Đảng Cộng sản Việt Nam nói một trong số những người còn bị giam giữ đã nhận tội và cho rằng việc bị công an bắt là ''đúng, rất kịp thời''.

Linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng, quản xứ Tam Tòa nói với BBC:

''Trong bẩy người bị giam giữ cho đến giờ này (6h chiều 30/7) họ đã thả ra bốn người, còn lại ba người nữa. 11h trưa nay họ thả hai người và cách đây ba mươi phút họ thả ra hai người nữa. Một là ông Mai Xuân Thú, hai là chị Hoàng Thị Tý, ba là anh Dần, bốn là anh Long.

''Còn ba người nữa, một là anh Nguyễn Quang Trung, hai là chị Nguyễn Thị Tình, ba là ông Hữu.

''Nghe thông tin qua hai người trả về chiều hôm nay họ nói là ba người này họ giam 81 ngày nữa.''

Rất kịp thời

Việc công an Quảng Bình can thiệp, bắt chúng tôi hôm đó là đúng, rất kịp thời, không để đổ máu.

Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam thuật lại lời một người bị bắt trong vụ Tam Tòa

Về phía chính quyền, trang web của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã đăng lại một bài báo dẫn nguồn Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

''Được sự đồng ý của cơ quan điều tra và trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Bình, ngày 29/7, những người làm báo ở Quảng Bình đã trực tiếp gặp Nguyễn Quang Trung, là một trong 7 đối tượng gây rối bị bắt tạm giam ngày 20/7 tại khu Chứng tích tố cáo tội ác chiến tranh tháp chuông Tam Toà (TP Đồng Hới).

''Ngay tại trại tạm giam, Nguyễn Quang Trung tỏ thái độ ân hận về việc làm của mình.

Ông Trung cũng được dẫn lời nói:

''Là di tích đã được xếp hạng chưa được chính quyền cho phép mà dựng nhà là hành động sai trái, vi phạm pháp luật.

''Bản thân tôi đã trực tiếp chỉ huy những giáo dân lúc đó chống lại, không cho tháo dỡ nhà vừa dựng trái phép, gây mất trật tự công cộng, làm tắc nghẽn giao thông nhiều giờ liền ở các tuyến đường Nguyễn Du, Quách Xuân Kỳ, Hàn Mặc Tử ở phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới.

''Do đó, việc công an Quảng Bình can thiệp, bắt chúng tôi hôm đó là đúng, rất kịp thời, không để đổ máu.''

Bài báo cũng nói ông Trung ''khẳng định không có việc công an dùng vòi rồng, lựu đạn cay để đàn áp giáo dân'' và nói thêm ''kể từ ngày bị bắt đến giờ, tôi và những người bị bắt đều được cán bộ trại tạm giam đối xử tử tế và chúng tôi đã khai nhận đầy đủ với cán bộ điều tra''.

Trước các thông tin này, linh mục Phêrô Lê Thanh Hồng nói: ''Bây giờ ông ấy còn đang ở trong thì mình không thể gặp kiểm tra được. Những báo (...) thì nhiều khi nó xuyên tạc mình cũng không tin được.''

SOURCE

BBC Vietnamese

Quan hệ ngoại giao Việt Nam

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vatican hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam
21.07.2009


Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Vatican hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam - Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẽ hội kiến với Đức Giáo Hoàng.

(UCAN) - Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Tổng Giáo phận Tp.HCM cho hay cuộc đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Việt Nam hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam: "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong một thời gian dài. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam".

Đức Hồng y Gioan Baotixita đã có cuộc phỏng vấn với Thông Tấn Xã UCA khi ngài trở về Sài Gòn, sau khi cùng 28 giám mục Việt Nam có chuyến viếng thăm Tòa Thánh Vatican ad limina - năm năm một lần từ ngày 22/6 đến 04/7. Đức Hồng y cho hay ngài biết về tình hình hiện giờ trong các đàm phán đang diễn ra giữa hai bên qua chuyến đi vừa rồi, và từ các nguồn tin trong nước. Ngài cũng cho biết phái đoàn chính quyền Việt Nam được dự trù sẽ đến thăm Vatican vào tháng Mười Một và xúc tiến thảo luận các vấn đề. Đức Hồng y lưu ý thêm là vào tháng Mười Hai, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết dự trù sẽ đến thăm nước Ý, và sẽ có cuộc hội kiến với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI hoặc các viên chức Tòa Thánh Vatican, khi đó sẽ là một dấu hiệu của hy vọng.

Đức Hồng y cũng nói rằng bầu khí thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai phía là khá tích cực trong vài năm qua. Hai năm trước đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có một chuyến thăm bước ngoặc hội kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và các viên chức Vatican. Thủ tướng Dũng là vị lãnh đạo Việt Nam đầu tiên hội kiến Đức Thánh Cha kể từ khi những người cộng sản thống nhất đất nước năm 1975.

Vào tháng Sáu 2008 tại Hà Nội, trong thời gian phái đoàn Vatican thăm và làm việc, cả hai bên đã quyết định thành lập các nhóm chuyên gia để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao.

Từ 16 đến 22 tháng Hai năm nay, phái đoàn Tòa Thánh Vatican gồm 3 thành viên, do Đức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh Vatican dẫn đầu đã có chuyến viếng thăm làm việc với Việt Nam. Trong cuộc gặp này, hai bên đã họp phiên đầu tiên Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Vatican để thúc đẩy quan hệ ngoại giao.

Đức Hồng y cho hay, các viên chức trong Ban Tôn Giáo chính phủ cũng "đã nhắc" Đức Tổng Gíam Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Hà Nội mời Đức Thánh Cha đến viếng thăm Việt Nam trong chuyến đi của các giám mục mới đây. Đức Tổng Giám Mục Giuse hiện là Tổng thư ký của Hội đồng Giám Mục Việt Nam.

Hôm 27/6, khi đến triều yết Đức Thánh Cha, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Giáo phận Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Việt Nam. Nhưng Đức Hồng y Gioan Baotixita cho hay: "Đức Thánh Cha đã không trả lời trực tiếp", và cho biết thêm rằng chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đòi hỏi phải có lời mời chính thức từ chính phủ Việt Nam. Ngài nói thêm các giám mục hy vọng Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Việt Nam vào ngày 06/01/2011, khi Giáo Hội Việt Nam bế mạc Năm Thánh đánh dấu kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và kỷ niệm 50 thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam. Việc cử hành Năm Thánh sẽ khai mạc vào ngày 24/11/2009, Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam.

Đức Hồng y Gioan Baotixita, Chủ tịch Ban Tổ Chức Năm Thánh cho hay Ban Tổ Chức sẽ tổ chức Đại Hội Dân Chúa Việt Nam ở Sài Gòn vào tháng Mười Một, 2010 như là một phần của việc cử hành Năm Thánh. Đại Hội sẽ quy tụ 200 giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân, một số người từ nước ngoài.


Nguyễn Hoàng Thương

(Nguồn: VietCatholic News)

Monday, 27 July 2009

Hỗ trợ gạo cho các gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ

Thứ Hai, 27/07/2009, 08:15 (GMT+7)

Hỗ trợ gạo cho các gia đình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ

TT - Tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết để hỗ trợ đời sống ngư dân và người nhà của số ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn bị phía Trung Quốc bắt giữ ngày 16-6 khi đang đánh cá tại vùng biển gần huyện đảo Hoàng Sa, ngư dân có tàu bị đâm chìm trên biển, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Nhi đã thống nhất hỗ trợ 15kg gạo/khẩu/tháng.

Thời gian hỗ trợ cho ngư dân bị bắt giữ hai tháng, ngư dân có tàu bị đâm chìm một tháng.

Cũng theo ông Nhi, ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cần đẩy mạnh công tác tập huấn, hướng dẫn giải pháp đánh bắt hải sản cho ngư dân có tàu đánh bắt trong vùng đánh bắt chung; tập trung tuyên truyền giáo dục về Luật biển, các công ước quốc tế về biển... Tỉnh sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ, các bộ ngành trung ương tiếp tục quan hệ với các nước để đưa ngư dân và tàu thuyền bị bắt giữ về nước.

K.EM

>> Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá
>> Hải quân Trung Quốc thả 25 ngư dân bị tạm giữ ở Hoàng Sa

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=328545&ChannelID=3

Sunday, 26 July 2009

Hàng nghìn người cầu nguyện cho Tam Tòa

Hàng nghìn người cầu nguyện cho Tam Tòa


Các hình ảnh trên Vietcatholic.net cho thấy đông đảo giáo dân đã đi cầu nguyện cho những người bị bắt trong vụ Tam Tòa

Giáo phận Vinh nói có đến "200.000 người" ở ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tham gia lễ hiệp thông sáng Chủ nhật để ủng hộ quan điểm của Tòa Giám mục địa phận Vinh trong vụ Tam Tòa.


Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, Chánh văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài, nói với BBC rằng 18 trong tổng số 19 giáo hạt của giáo phận Vinh - cai quản ba tỉnh - đã riêng rẽ thực hiện các cuộc tuần hành về nhà thờ địa phương.

"Người ta mang theo cờ vàng trắng, biểu ngữ kêu gọi cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa," linh mục Phùng nói.

"Chúng tôi ấm lòng khi giáo dân của giáo phận Vinh nhất tề thể hiện tình liên đới. Có những người cả đời ít xưng tội chịu lễ, vậy mà hôm nay họ sốt sắng đến nhà thờ để bảo vệ anh em mình đang bị công an Quảng Bình bách hại."

Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố bảy người về tội gây rối trật tự công cộng trong vụ đụng độ tại Giáo xứ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình) hôm thứ Hai 20/07.

Bảy người này hiện vẫn đang bị tạm giam.

Hình chụp tại giáo xứ Tân Lộc, hạt Cửa Lò thuộc Giáo phận Vinh

Theo Linh mục Phạm Đình Phùng, toàn giáo phận Vinh có khoảng 450.000 giáo dân.

Không có thống kê độc lập để xác nhận con số "200.000 người" tham gia ngày hôm nay nhưng hình ảnh trên trang Vietcatholic.net cho thấy chỉ riêng tại nhà thờ Cầu Rầm ở thành phố Vinh và tại giáo xứ Tân Lộc ở Cửa Lò, Nghệ An số người tới tham gia cầu nguyện đã tới con số hàng ngàn.

Trong khi đó tại chính giáo xứ Tam Tòa (giáo hạt Đồng Troóc, nơi không tiến hành lễ), cha Nguyễn Văn Hữu cho BBC hay cảnh sát giao thông và cảnh sát mặc thường phục đã ''không cho giáo dân lên nền nhà thờ.''

Cũng có cáo buộc xô xát đã xảy ra nhưng BBC không kiểm chứng được thông tin này.

Thử thách

Trong khi đó tin tức về các buổi cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa không nói có bất kỳ sự cản trở nào của chính quyền.

Các giáo dân đã mang theo các biểu ngữ 'Tam Tòa Vững Tin', 'Công Lý Hòa Bình', 'Bác Ái Huynh Đệ' và 'Hiệp Thông Cầu Nguyện'.

Trong khi đó các trung tâm tôn giáo treo những tấm biển lớn với dòng chữ ''Cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ.''

Sau các vụ xảy ra tại Thái Hà và Tòa Khâm sứ, vụ Tam Tòa là một thử thách nữa cho chính quyền Việt Nam.

Hà Nội đối mặt với những người có đức tin và có sự liên thông tại nhiều vùng miền.

Các giáo dân này nói họ chỉ đòi những gì thuộc về sở hữu của họ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Trang web của Giáo phận Vinh cũng cáo buộc chính quyền gây mất đoàn kết lương giáo qua cách hành xử của công an Quảng Bình và của truyền thông trong tỉnh.

Bổ nhiệm giám mục

Trong một diễn biến khác, Giáo hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm hai giám mục kế vị tại giáo phận Thái Bình và Phan Thiết, tân giám mục giáo phận Phát Diệm và tân giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc.

Theo thông cáo chính thức, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ được phong Giám mục Chính tòa Thái Bình.

Ở Phan Thiết, tân Giám mục Chính tòa là Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, nguyên là Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận TP. HCM.

Linh mục Giuse Nguyễn Năng, Giám đốc Đại chủng viện Xuân Lộc, được phong làm Giám mục Chính tòa Phát Diệm.

Cha Tôma Vũ Đình Hiệu được bổ nhiệm làm tân Giám mục phụ tá giáo phận Xuân Lộc.

Quan hệ giữa Vatican và Việt Nam có vẻ cải thiện sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và hội kiến Giáo hoàng năm 2007 tại Vatican.

Cũng có tin nói Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ hội kiến Giáo hoàng vào tháng 12 năm nay.

Viễn cảnh chuyến thăm đang làm tăng hy vọng trong người Công giáo rằng quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên có thể được thiết lập.
source
BBC Vietnamese

Wednesday, 22 July 2009

Đưa hành động tấn công ngư dân ra công luận quốc tế

"Cần phải khởi động tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc làm cho nó “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn” như Bác Hồ đã từng căn dặn, tạo thành một động lực mạnh mẽ trong đời sống."

Tin bà con ngư dân ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi bị tàu của bọn cướp biển đâm chìm, cả 9 người bị trọng thương và rơi xuống biển khi “tàu lạ” bỏ chạy đã khiến nhiều người bất bình.

Thấm thía đạo lý “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”, GS Tương Lai vừa gửi tới tòa soạn bài viết bày tỏ chia xớt của ông với những mất mát, tổn thất của bà con ngư dân.

Sáng sớm 15/7, đang đánh bắt cá ở vùng biển lãnh hải VN cách đất liền khoảng 200 hải lý, tàu của ông Đặng Nam đã bị một tàu lạ đâm chìm.
Ngày 16/7, người thân của các ngư dân bị thương ra biển để đón tàu tại bến cá Nghĩa An,
Quảng Ngãi. Ảnh: VnExpress.net

Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Câu ca dao ấy đã thấm vào máu Việt Nam. Lòng yêu nước, nghĩa đồng bào là chất xi măng kết dính mọi người Việt Nam với nhau để dựng nước và giữ nước.

Vì thế, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc, chạm đến tình cảm thiêng liêng ấy là chạm đúng vào điểm nhạy cảm trong tâm thế người Việt. Bởi vậy, tin những bà con ngư dân ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi bị tàu lạ đâm chìm, cả 9 người bị trọng thương và rơi xuống biển khi “tàu lạ” bỏ chạy, đã khơi động sự phẫn nộ sục sôi trong lòng mỗi người Việt Nam.

Mà đâu phải chỉ một lần. Chỉ riêng ở huyện Tư Nghĩa, từ đầu năm đến nay đã có 13 vụ tai nạn trên biển, trong đó có ba vụ tàu cá bị “tàu lạ” đâm chìm vào ban đêm.

Và trước đó, nhiều tàu thuyền đánh cá của ngư dân ta hành nghề trên lãnh hải của ta bị bắt đòi tiền chuộc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Bởi thế, dù “tàu lạ” hay “tàu quen” thì cũng là hành vi cướp biển không thể nào không lên án một cách quyết liệt. Phải làm vậy để đánh động dư luận quốc tế, trước hết là dư luận các nước Đông Nam Á, nơi đang cùng có những quyền lợi trên vùng Biển Đông.

Vả chăng, chuyện chống “cướp biển” là chuyện đòi hỏi hành động quốc tế. Việc chống nạn cướp biển Somali trên giao lộ đường biển quốc tế quan trọng vừa qua là một ví dụ sống động. Nhiều nước đã gửi hạm đội của mình đến vùng biển rộng lớn này để phối hợp chống cướp biển vì họ có chung lợi ích.

Đấy là trên những vùng lãnh hải quốc tế mà người ta còn quyết liệt như thế. Huống hồ các tàu thuyền của ngư dân Việt Nam lại bị “tàu lạ” tấn công theo kiểu "cắn trộm" rồi chuồn để dấu tung tích, lại diễn ra ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, thì lại càng phải biết cách khởi động dư luận quốc tế.

Xưa kia, ông cha ta chưa có điều kiện ấy như chúng ta ngày nay, nhưng do biết khơi dậy bản lĩnh quật cường của dân tộc “có cứng mới đứng được đầu gió”, biểu hiện được khí phách “sóng cả không ngả tay chèo”. Bằng việc khẳng định “Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” mà vua Quang Trung khởi động được sức mạnh của tinh thần tự tôn dân tộc để trong một thời gian ngắn đập tan mấy chục vạn quân xâm lược.

Tinh thần tự tôn dân tộc ấy là sự kế thừa khí phách đời Trần, không thể nào “trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn”như Trần Hưng Đạo đã khơi dậy trong “Hịch tướng sĩ”, tạo nên sức mạnh đánh tan đế quốc Nguyên Mông.

Ngày nay, trong bối cảnh mới của hòa hiếu và hội nhập quốc tế, khí phách ấy phải thể hiện trong các cuộc đối thoại có lý có tình mà sức hậu thuẫn làm nên thắng lợi vẫn là ý chí của cả dân tộc. Bởi vậy, phải khởi động tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc làm cho nó “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn” như Bác Hồ đã từng căn dặn, tạo thành một động lực mạnh mẽ trong đời sống.

Khi mà bà con ngư dân vẫn đang bị uy hiếp, bị đe dọa đến tính mạng, thì mỗi người Việt Nam vốn thấm thía đạo lý “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” không thể nào không hướng ánh mắt ra Biển Đông.

Phải mạnh mẽ lên án hành động tấn công tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, coi đó như hành động cướp biển trên vùng biển thuộc chủ quyền nước ta , và đưa ra trước công luận quốc tế.

  • Tương Lai
  • source
  • http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/07/858955/

Yêu cầu thả ngư dân 'vô điều kiện'

Yêu cầu thả ngư dân 'vô điều kiện'

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng

VN yêu cầu TQ thả tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt tại quần đảo Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Lê Dũng, nói Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay lập tức và 'vô điều kiện' 12 ngư dân và hai tàu cá của Việt Nam vẫn đang bị hải quân Trung Quốc bắt giữ từ hôm 16/6.

Trong buổi họp báo thường kỳ hôm 9/7 tại Hà Nội, ông Lê Dũng nói Việt Nam còn yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản của ngư dân bị bắt giữ.

Ông Lê Dũng được báo chí trích lời nói rằng: "Phía Trung Quốc đã ghi nhận yêu cầu của Việt Nam và sự việc đang được giải quyết thông qua con đường ngoại giao".

"Không nộp phạt"

Hôm 10/7, ông Trương Ngọc Nhi, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC Việt Ngữ: "Tỉnh vẫn dứt khoát không để ngư dân nộp phạt. Để xử lý (tình hình) thì đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam can thiệp với Bộ Ngoại giao Trung Quốc."

Ông Dương Văn Thọ, một trong các ngư dân được TQ thả về, nói cứ bốn, năm hôm lại nhận được điện thoại từ phía Trung Quốc thúc giục nộp tiền chuộc. Được biết họ còn dọa nếu không trả sớm thì sẽ trao những người bị bắt giữ cho chính quyền địa phương ở đảo Hải Nam xử lý.

Toàn bộ (nơi xảy ra vụ bắt tàu) nằm trên thềm lục địa và lãnh hải Việt Nam... Các ngư dân vẫn giữ tọa độ nơi bị bắt trên máy định vị của chiếc tàu đi về.

Ông Trương Ngọc Nhi, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi

Ông Thọ cho đài BBC biết: "Họ (phía TQ) bảo gửi tiền qua phạt để cứu 12 người về, mà chúng tôi đâu có tiền? Mỗi tàu là 70 ngàn nhân dân tệ. Mình không có tiền thì mình nói với họ không có tiền, họ cho thì về không cho thì thôi".

Ông Thọ cho biết đã báo chính quyền về chuyện này, và "chính quyền nói là họ cũng đang can thiệp, mà sao chưa thấy (các ngư dân) được về?"

Ông Trương Ngọc Nhi xác nhận chính quyền tỉnh không được biết về cuộc điện thoại từ Trung Quốc, nhưng khẳng định: "Họ có trao (ngư dân Việt Nam) cho chính quyền Trung Quốc hay không thì chúng tôi cũng vẫn đấu tranh. Không có thái độ nào khác ngoài việc đấu tranh đến nơi để họ thả vô điều kiện cho ngư dân trở về."

Ông cũng cho biết thêm dựa trên các thông tin còn lưu trên máy định vị của chiếc tàu được thả về, thì tọa độ xảy ra vụ bắt tàu hoàn toàn thuộc trong vùng lãnh hải và thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Khi được hỏi vì sao phía Trung Quốc có thể vào vùng biển của Việt Nam để bắt tàu cá Việt Nam, ông nói "cho tôi miễn bình luận, đây là vấn đề quốc gia."

Tàu cá Việt Nam

Đoạn băng hình trên internet cho thấy tàu Trung Quốc áp sát và bắt giữ các tàu cá Việt Nam

Mới đây, trên mạng internet có xuất hiện một đoạn băng hình, được cho là quay cảnh vụ bắt tàu.

Theo đoạn băng video thì dường như đây là một vụ bắt giữ được phía Trung Quốc lên kế hoạch và chuẩn bị thực hiện khá kỹ lưỡng.

Vụ việc

Hải quân Trung Quốc bắt giữ 37 ngư dân Việt Nam trên ba chiếc tàu đang đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa hôm 16/6, nơi cả Việt Nam và Trung Quốc đều công nhận chủ quyền.

Đến ngày 25/6, Trung Quốc thả 25 ngư dân về nhà tại tỉnh Quảng Ngãi, nhưng vẫn giữ lại 12 người.

Hải quân Trung Quốc còn quyết định phạt các ngư dân Việt Nam số tiền tổng cộng khoảng 30 ngàn USD về tội "vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá", và tuyên bố ngư dân phải nộp đủ tiền phạt mới được trả tự do.

Hồi tháng Năm, Trung Quốc đơn phương công bố lệnh cấm đánh cá đến ngày 1/8 trong một số vùng ở biển Đông mà Bắc Kinh gọi là Nam Hải.

Vào tháng Ba, Trung Quốc cử tàu tuần tra tại vùng biển quanh các đảo đang tranh chấp.

Ông Lê Dũng nói hành động bắt giữ các ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là "vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông".

source

BBC Vietnamese

Cập nhật vụ Giáo xứ Tam Tòa

Cập nhật vụ Giáo xứ Tam Tòa

Thánh lễ bên ngoài Nhà thờ Tam Tòa tháng 2/2009 (ảnh VietCatholic)

Giáo dân nói thánh lễ phải thực hiện ngoài trời

Giáo phận Vinh kêu gọi hiệp thông với giáo dân Tam Tòa, trong khi chính quyền xác nhận bắt 14 người trong vụ đụng độ sáng thứ Hai 20/07.

Các bản tin Công giáo đăng tải nhiều thông tin, phỏng vấn cho thấy những người tham gia việc dựng lều tạm trên nền Nhà thờ Tam Tòa hôm thứ Hai đã bị nhân viên công quyền đánh đập, gây thương tích.

Ngược lại, báo chí chính thống thì nói sự việc này là "hàng trăm đối tượng quá khích, gây rối".

Các báo cũng trích lời quan chức tỉnh Quảng Bình nói cuộc đụng độ phát sinh giữa giáo dân đang "xây dựng trái phép tại khu vực di tích lịch sử" và dân địa phương, vốn bất bình trước hành động vi phạm trên.

Giới chức cho hay công an cuối cùng phải can thiệp để lập lại trật tự.

Họ cũng nói một số "đối tượng phạm luật" là người ở khu vực khác, chứ không phải giáo dân ngụ tại Đồng Hới, và 14 đối tượng đã bị bắt để điều tra làm rõ.

Có khả năng số người này sẽ bị truy tố.

Trong khi đó, trong cộng đồng Công giáo Việt Nam đang có kêu gọi hiệp thông với Giáo xứ Tam Tòa.

Tòa Giám mục Xã Đoài, Giáo phận Vinh, gửi thư "xin mọi người có lương tri hiệp ý cầu nguyện cho giáo dân Tam Tòa".

Kêu gọi đó đã được đáp ứng nhiều giáo xứ khác thuộc Giáo phận Vinh hưởng ứng.

Website VietCatholic cho hay các giáo xứ Văn Thành, Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An đã "bày tỏ hiệp thông sâu sắc" với giáo dân Tam Tòa.

Giáo phận Vinh, với gần nửa triệu người theo Công giáo, là giáo phận lớn.

Website này cũng nói một đoàn giáo dân thuộc Dòng Chúa Cứu thế ở Thái Hà cũng đã tới Đồng Hới để cầu nguyện hiệp thông.

Vấn đề đất đai

Giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Vinh, lâu nay đã muốn xin lại tòa Nhà thờ bị bom dội năm 1968 cùng khuôn viên để xây dựng lại.

Họ nói rằng giáo dân có nhu cầu bức thiết và cả thành phố Đồng Hới là "vùng trắng", không có nhà thờ.

Các hoạt động thánh lễ đều phải thực hiện ngoài trời hoặc trong nhà mượn tạm.

Giáo phận Vinh cũng cho hay tỉnh Quảng Bình đã nhiều lần hứa hẹn giải quyết, nhưng không làm.

Vấn đề đất đai có yếu tố tôn giáo-lịch sử là lĩnh vực vô cùng phức tạp, đã gây ra nhiều bất đồng giữa Giáo hội Công giáo và chính quyền.

Đầu và giữa năm ngoái, các vụ "cầu nguyện đòi đất" tại Nhà Chung và Thái Hà, có vụ thu hút hàng ngàn người, đã khiến chính phủ vất vả đối phó.

Hàng chục người đã bị bắt, một số giáo dân đã phải ra tòa vì tội phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.

Hiện chưa rõ vụ việc mới tại Giáo xứ Tam Tòa có dừng ở đây hay không.

Thời điểm xảy ra vụ Giáo xứ Tam Tòa cũng là khi có tin Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết sẽ thăm Vatican và có khả năng hội kiến Giáo hoàng Benedict XVI trong chuyến đi Ý tháng 12 năm nay.

Website VietCatholic trích lời Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, người vừa từ Vatican trở về, nói quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Vatican - Việt Nam đang được xúc tiến và có "hy vọng".

source

BBC Vietnamese

Tuesday, 21 July 2009

Sài Gòn 'náo loạn' vì mưa ngập kéo dài

Sài Gòn 'náo loạn' vì mưa ngập kéo dài

Một ngày sau khi Hà Nội nếm trải tắc nghẽn do mưa ngập, chiều 21/7 đến lượt TP HCM chịu chung cảnh ngộ. Nhiều tuyến đường biến thành sông, nước nhấn chìm các phương tiện giao thông, tràn vào nhà dân... Cuộc chiến giữa người và nước kéo dài nhiều giờ liền.

Trời chuyển tối sầm vào lúc 1h chiều, từng đợt mây đen bao phủ bầu trời, sấm chớp liên tục báo hiệu một buổi chiều không yên ả cho người dân TP HCM. Trời mưa nặng hạt dần, kéo dài rả rít, nước bắt đầu dâng lên từ các miệng cống, xóa trắng từng con đường.

Cảnh Sài Gòn kẹt xe ngập nước chiều 21/7

Chỉ khoảng hơn 2 giờ đồng hồ sau khi trời mưa to, đường Trần Hưng Đạo, quận 5 gần như ngập trong biển nước. Đoạn đường hơn 1 km từ Châu Văn Liêm đồ về khu vực cầu Nguyễn Tri Phương "thủy thần" như nuốt chửng từng chiếc xe gắn máy. Hai bên đường, không ai bảo ai từng nhà đem panô quảng cáo, bao cát để ngăn không cho nước vào nhà.

Nước ngập thành sông trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5. Ảnh: Kiên Cường

Vừa đẩy xe vật lộn qua đoạn sông này, nhiều người quần áo ướt nhem vì mưa vẫn không ngớt đã tiếp tục đương đầu với những con sóng tại giao lộ Châu Văn Liêm - Hùng Vương. Quang cảnh ở đây lúc gần 5h chiều không khác gì hồ bơi nhân tạo, đang hì hục dắt xe anh Thanh Nhật đã bị sóng ngã nhào khi có một chiếc xe buýt chạy ngang.

"Tôi không thể tưởng tượng được cảnh này, đi trên đường mà cứ như đi tắm biển Vũng Tàu, sóng đánh ầm ầm", vừa lồm cồm dắt xe đứng dậy, anh Nhật vừa nói trong nỗi ấm ức vì không có cách nào thoát khu vực này. Tương tự anh Nhật, nhiều người khi đi bộ qua đường phải đắt tay nhau nếu không muốn bị sóng đánh ngã.

Gần đó, đường Nguyễn Thị Nhỏ, bùng binh Cây Gõ (quận 6) cũng tương tự với hình ảnh người người dắt bộ, xắn quần lội nước tạo nên một buổi "chiều nước" không thể nào quên cho người dân Sài Gòn.

Đường Lê Hồng Phong (quận 10) có các lô cốt của đơn vị thi công đang tiến hành dang dở, người dân tham gia giao thông một mặt phải thận trọng với đường ngập, mặt khác phải đề phòng với việc có thể sụp chân xuống hố sâu của lô cốt bất cứ lúc nào.

Cảnh sát giao thông cũng đành bó tay với "thủy thần". Tại ngã tư Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, nước ngập sâu gây nên ùn tắc nghiêm trọng dù lực lượng cảnh sát giao thông liên tục hò hét để chỉ dẫn đường cho người dân.

Những trạm xăng ở tuyến này cũng bị nước "giới nghiêm" khiến việc mua bán phải dừng lại. "Đoạn đường này vốn rất hay kẹt xe và ngập nước nhưng chưa bao giờ dữ dội như chiều nay", bác Hải, một tài xế xe ôm cho biết

Sài Gòn đã ngập thì sẽ không thể thiếu kẹt xe, tại vòng xoay Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) hàng loạt xe ô tô phải nối đuôi nhau nhích từ từ về phía trước, nhiều chủ xe máy lại tranh thủ lấn đường nên càng làm cho tình trạng ùn tắc kéo dài suốt từ Điện Biên Phủ đến Nguyễn Đình Chiểu và Võ Thị Sáu.

Khu vực Bến xe Miền Đông tình hình không cải thiện hơn, hàng loạt các phương tiện đổ dồn từ Thủ Đức và Bình Dương về thành phố gây kẹt xe nghiêm trọng. Nhiều người đã phải dắt bộ vì xe chết máy ngay trên con đường vừa ùn tắc vừa ngập nước này.

Nhóm phóng viên

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA1182E/

Thursday, 16 July 2009

Tàu đánh cá VN lại bị tàu lạ đâm chìm

Tàu đánh cá VN lại bị tàu lạ đâm chìm

Làng chài Việt Nam (ảnh minh họa)

Ngư dân miền Trung Việt Nam đang đối diện nhiều khó khăn

Một tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi vừa bị "tàu lạ" tông chìm khi đang hoạt động trong hải phận của Việt Nam.

Trong khi đó, Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên tại phiên điều trần ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao chuyên trách Đông Nam Á Scot Marciel nói Mỹ sẽ không ngả về bên nào trong các xung đột chủ quyền giữa Trung Quốc và các nước khác, trong có Việt Nam.

Ông Marciel nói Hoa Kỳ "yêu cầu tất cả các bên tranh chấp kiềm chế và tránh các hành động gây hấn để nhằm giải quyết các bất đồng về chủ quyền".

Đâm chìm tàu cá

Truyền thông Việt Nam đã nhanh chóng đưa tin về vụ chìm tàu đánh cá hôm thứ Tư 15/07.

Ông Đinh Văn Chác, Trưởng phòng Phối hợp tìm kiếm cứu nạn thuộc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực II đặt tại Đà Nẵng cho BBC biết vụ việc xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 phút sáng.

"Tàu lạ" sau khi đâm chìm tàu Việt Nam số hiệu QNg 2203 đã bỏ chạy.

Ông Chác nói: "Đáng tiếc là chúng tôi nhận được thông tin hơi muộn. Tàu bị nạn trong đêm nhưng mãi tới 9 giờ 30 phút sáng chúng tôi mới được báo tin."

"Rất may là cạnh đó có một tàu cá khác (số hiệu QNg 2416) đã kịp thời cứu được toàn bộ chín thuyền viên, bảy người bị thương trong đó hai người bị thương nặng, lúc đầu gần như bất tỉnh."

Ông Đinh Văn Chác cho hay trung tâm đã chuẩn bị ngay phương án đưa tàu cao tốc ra cứu nạn cho tàu, nhưng đến 11 giờ 30 "thuyền trưởng báo là sức khỏe các thuyền viên đã ổn định nên phương án này được đình chỉ".

"Dự kiến chiều thứ Năm 16/07 tàu sẽ về bờ."

Được biết, tàu bị tông chìm là của ngư dân Đặng Nam ở Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngư dân lo ngại

Một tàu cá khác cũng của ngư dân Quảng Ngãi đã bị "tàu lạ" tông chìm lúc lúc 3 giờ sáng ngày 19/05.

Tàu QNg-95348 của ông Nguyễn Thanh Thu, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, bị va chạm lật nhào trong vùng Biển Đông gần Hoàng Sa nhưng cả 26 thuyền viên may mắn thoát nạn.

Các vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam đều xảy ra trong đêm, nên danh tính tàu lạ khó xác định.

Theo ông Đinh Văn Chác, vẫn chưa xác định được quốc tịch của tàu nước ngoài trong vụ ngày 19/05.

Liên quan tới vụ mới nhất, ông Chác nói "đang phối hợp với các cơ quan liên quan để tìm hướng đi".

Ông cho hay lúc bị tông chìm, tàu cá của Việt Nam đang hoạt động ở vùng biển "hoàn toàn thuộc hải phận của Việt Nam, nằm giữa quần đảo Trường Sa và Quy Nhơn, cách Quy Nhơn 75 hải lý".

Các vụ đụng tàu chỉ là một trong số các khó khăn mà ngư dân miền Trung hiện đang phải đối diện.

Từ khi Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt và tăng cường tuần tra, đã có nhiều tàu cá của Việt Nam bị vây đuổi, bị bắt giữ và bắt nộp tiền phạt.

Hiện còn 12 ngư dân Quảng Ngãi đang bị Trung Quốc giữ.

Lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc kéo dài đến 01/08 năm nay.

Thursday, 9 July 2009

Đau đáu số phận người thân bị Trung Quốc bắt giữ

Đau đáu số phận người thân bị Trung Quốc bắt giữ

Sau nhiều ngày mất liên lạc, thuyền trưởng Hưởng, một trong 12 người đang bị phía Trung Quốc tạm giữ, đã điện thoại về đảo Lý Sơn với vỏn vẹn một câu duy nhất: "Nộp tiền chuộc chưa?”. Liên lạc bị ngắt giữa chừng...
> VN yêu cầu Trung Quốc bồi thường ngư dân bị bắt

Những ngày qua, bà Phạm Thị Bé, vợ thuyền trưởng tàu QNg 6517-TS Nguyễn Chí Thạnh (một trong 12 ngư dân còn đang bị tạm giữ ở Hoàng Sa) mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của chồng. Bà Bé nghẹn ngào cho biết, ông Thạnh mắc bệnh viêm gan, chạy chữa mất khoảng 40 triệu đồng rồi nhưng chưa khỏi bệnh. Trước hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, người chồng đã gắng gượng ra khơi để kiếm tiền chữa bệnh, trang trải nợ nần.

"Ai ngờ chuyến đi lần này tàu lại gặp họa như thế này. Nếu Trung Quốc cứ tạm giữ chồng tôi lâu ngày như thế này chắc ổng chết mất”, bà mếu máo nói.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Chánh văn phòng UBND xã An Hải - anh trai thuyền trưởng Thạnh bức xúc nói, ông điện thoại cho viên phiên dịch Trung Quốc hỏi thăm sức khỏe em trai nhưng họ không cho gặp mà cứ nằng nặc đòi tiền chuộc. "Họ bảo có bao nhiêu tiền cứ nộp qua tài khoản, phía Trung Quốc sẽ xem xét cho về sớm. Hoàn cảnh nghèo khó, gia đình biết lấy tiền đâu mà nộp tiền phạt chuộc người thân về bây giờ”, ông phân trần.

Trước tình hình ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa, tàu thuyền ở cảng cá Lý Sơn (Quảng Ngãi) vẫn tấp nập ra khơi đánh bắt bình thường. Ảnh: Trí Nguyễn

Ba hôm trước, sau nhiều ngày bị mất liên lạc, thuyền trưởng Dương Văn Hưởng là một trong 12 ngư dân còn đang bị phía Trung Quốc tạm giữ ở đảo Phú Lâm, đã liên lạc điện thoại về Lý Sơn cho ông Dương Văn Thọ (chủ tàu - người đã được thả về từ Hoàng Sa).

Ông Thọ kể, người thuyền trưởng chỉ hỏi được vỏn vẹn một câu: "Gia đình đã nộp tiền chuộc chưa?”. Nhận được câu trả lời "bây giờ không biết lấy tiền đâu ra mà nộp”, viên phiên dịch Trung Quốc cầm điện thoại này nhắc “Có tiền nộp phạt thì những ngư dân còn lại mới được thả về”, rồi ngắt máy, không thể liên lạc được nữa. Sáng 9/7 ông Thọ liên lạc lại với viên phiên dịch một lần nữa, cuộc đối thoại cũng diễn ra và kết thúc tương tự.

Ông Nguyễn Xuân Hước, Phó chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho VnExpress.net biết, sau hơn 3 tuần bị bắt giữ, ba thuyền trưởng và 9 ngư dân vẫn còn bị Trung Quốc tạm giữ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Bên Trung Quốc vẫn liên tục yêu cầu gia đình các ngư dân có thân nhân đang bị tạm giữ ở Hoàng Sa khẩn trương nộp tiền phạt để được thả người về.

Ông Nguyễn Dự, Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết thêm, lãnh đạo xã phải thường xuyên động viên tâm lý gia đình các ngư dân, kiên quyết không nộp phạt, tránh tình trạng nôn nóng, chạy vạy vay mượn nộp tiền chuộc vô lý để rồi rơi vào khốn khó.

Trước tình hình này, ông Trương Quang Tưởng, Giám đốc Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi chia sẻ: “ Dù phía Trung Quốc có chuyển 12 ngư dân Lý Sơn còn bị tạm giữ ở đảo Phú Lâm đi đến đâu thì Cục lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng có trách nhiệm can thiệp, bảo vệ bằng con đường ngoại giao để ngư dân sớm được thả về nước”.

Chiều nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng cho biết, Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu Trung Quốc thả vô điều kiện và bồi thường cho các ngư dân và tàu cá Việt Nam, do họ bị phía Trung Quốc bắt khi đang đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe và tài sản của ngư dân bị bắt, sớm thông báo về tình hình và kết quả giải quyết vụ việc này cho Việt Nam theo đúng quy định của hiệp định lãnh sự được ký kết giữa hai nước", ông Dũng lên tiếng.

Trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, 8/7, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, sẽ xử lý vấn đề chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế. "Đây là chủ quyền của nước ta. Việt Nam cương quyết bảo vệ chủ quyền và có những biện pháp hỗ trợ cần thiết đối với ngư dân", ông Phúc nói.

Trí Nguyễn

source

http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/07/3BA110FF/

Wednesday, 8 July 2009

Biển đuổi

Ngày 08.07.2009 Giờ 16:19

Biển đuổi

SGTT - Ông Vũ Ngọc Định, phó chủ tịch UBND xã Hải Lý, Hải Hậu, Nam Định cho biết: “Từ năm 2005 đến nay biển đã “đuổi” con người lùi vào đất liền 3km. Trước đó, nơi mà nay là mép biển chính là làng với hàng trăm hộ dân sinh sống. Nay biển xâm thực mất làng mạc, đường sá, và đặc biệt con đê kiên cố đã bị sóng đánh bay. Cuộc sống người dân đứng trước nguy cơ tiếp tục bị biển đuổi”

Nơi đây năm 2003 là con đê kiên cố, và con đường trải nhựa dọc biển nay đã trở thành đống hoang phế

Ông Vũ Ngọc Định, phó chủ tịch xã Hải Lý cho biết: “Nơi đây có làng thuộc xã, với ba nhà thờ rất lớn được xây dựng từ những năm 20 của thế kỷ trước theo lối kiến trúc kiểu Pháp. Giờ chỉ còn tháp chuông

Mùa mưa bão sắp đến, người dân xã Hải Lý tìm cách “giảm” sức mạnh của nước ảnh hưởng đến con đê duy nhất còn lại để bảo vệ làng xã

Dấu tích còn sót lại của con đê. Cách đây sáu năm, bãi cát cách con đê này khoảng 300m chạy dài suốt dải dọc xã 3km. Nay đây đã là mép biển

Nhà thờ cổ kính này đã có gần trăm năm, nhưng đã bị nước biển xâm thực, phải di chuyển vào sâu bên trong xã. Mẹ con chị Mai chọn làm nơi tránh mưa nắng để đợi thuyền về

Nơi đây từng là nhà của hộ dân, nay họ phải dùng làm nơi nghỉ ngơi vào những ngày đi biển

Nguyễn Tuấn – Thông Thiện thực hiện

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=53901&fld=HTMG/2009/0707/53901

Chính quyền đô thị bế tắc với bài toán ngập lụt

Chính quyền đô thị bế tắc với bài toán ngập lụt
09/07/2009 05:12 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Mô hình quản lí đô thị thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải một vấn nạn là ngập lụt và lô cốt xuất hiện trên các tuyến đường lớn. Đây là bài toán nan giải với các cấp chính quyền và người dân thành phố rất không hài lòng.


Mưa lớn kéo dài trong nhiều tháng qua tại thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 100 vị trí thường xuyên ngập nhiều lần trong năm, trong đó khu vực nội thành có đến 60 điểm. Nhiều nhất trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, D2, D3, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh), Cao Thắng (Quận 3), Trần Xuân Soạn (Quận 7)….

Lãnh đạo thành phố khuyên người dân nên chấp nhận "sống chung với ngập".
Ảnh: Trần Duy


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt gia tăng trong suốt đầu năm đến nay không hẳn là do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu mà là tốc độ đô thị hóa chưa đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng thoát nước. Mực nước thủy triều của Thành phố từ năm 1999 đến nay cũng liên tục tăng nhanh từ mức 1,22m đến 1,55m. Mặt khác, với hiện trạng gấp khúc trong hệ thống thoát nước là nguyên nhân khiến cho tình trạng ùn ứ cát và bùn trong cống thoát nước, làm giảm tốc độ thoát nước.

Do đó, theo Thạc sĩ Hoàng Phi Long – Giảng viên bộ môn Tài nguyên nước và Môi trường, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM: “Để có thể giải quyết bài toán ngập nước tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, trước mắt các tỉnh thành cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thoát nước tại các đô thị. Ngoài ra, để tránh tình trạng khi dự án thoát nước đi vào hoạt động đã lạc hậu so với thực tế, cần xây dựng thêm những hồ điều tiết nước để giảm áp lực nước cho cống thoát nước trong trường hợp mưa lớn hoặc thủy triều dâng cao”.

Ông Nguyễn Ngọc Công, Phó giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM cho biết thêm: “Hiện nay, trung tâm chống ngập đang mời các chuyên gia của Tập đoàn Royal Haskoning (Hà Lan) đánh giá lại toàn bộ tính kết nối và hiệu quả chống ngập giữa dự án quy hoạch thủy lợi của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn với 4 dự án chống ngập mà thành phố đang triển khai. Việc đánh giá này dự kiến sẽ hoàn thành trong một năm với chi phí khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ do Chính phủ Hà Lan tài trợ”.

Xây dựng một thành phố mới. Tại sao không?
Ảnh: Như Minh.


Tuy nhiên, hàng loạt dự án chống ngập, thoát nước đang triển khai ở TP.HCM như dự án Vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước, dự án Nâng cấp đô thị… phải vài năm nữa mới hoàn thành và phát huy hiệu quả.

Như vậy, giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề vẫn đang được các nhà chức trách, chuyên gia nghiên cứu loay hoay bàn bạc. Và chốt lại vấn đề, các chuyên gia và lãnh đạo thành phố khuyên người dân nên chấp nhận “sống chung với ngập”!

Luôn là cơn sóng ào ạt và cuồn cuộn theo nhịp đập kinh tế của cả nước, là cái nôi của sự đổi mới vậy mà Thành Phố Hồ Chí Minh ngày hôm nay lại chùn bước, đưa ra một lời khuyên cho người dân mang tính chất cam chịu?!

Và giải pháp mà chính quyền đô thị đưa ra trước mắt với lời khuyên người dân chấp nhận “sống chung với ngập” đó là Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch được yêu cầu triển khai các cuộc vận động, phát động người dân thành phố kĩ năng bơi lội. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên, người thường xuyên tiếp xúc, hoạt động, hành nghề trên sông, biển để có thể tự cứu mình, cứu người khác bị nạn.

Dù chỉ là giải pháp tạm thời của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa ra, song thật là dở khóc dở cười, thể hiện một sự bế tắc chưa từng có từ trước đến nay với thành phố Hồ Chí Minh. Dường như không giống với hình ảnh của một thành phố trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam, luôn tiên phong và đổi mới trên nhiều lĩnh vực trong tâm tưởng của người dân lẫn quốc tế vẫn hằng suy nghĩ và mong đợi.

Ảnh: T.T

Thành phố Hồ Chí Minh là một môi trường rèn luyện khắc nghiệt, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam “trưởng thành” từ đây. Vậy mà ngày hôm nay, thành phố đã trở nên ngột ngạt và quá tải bởi những vấn nạn. Trước tình hình này, cần một bước đột phá mới chẳng hạn như xây dựng một thành phố khác.

Một học giả đã đưa ra giải pháp trong bài viết “Xây dựng một thành phố mới” được đăng tải trên nhiều tờ báo cách đây vài năm.

Thành phố mới như mô tả có thể là nơi tập trung các cơ quan hành chính, các hoạt động dịch vụ cao cấp, các trường đại học, dành thành phố hiện nay cho khu vực dân cư và thương mại.

Chính thành phố tương lai với hạ tầng hiện đại ấy sẽ cho phép chúng ta dịch chuyển vài ba triệu người dân đến sinh sống, không chỉ giải tỏa áp lực dân số của TP.HCM mà còn tạo ra một quỹ đất đáng kể tác động vào thị trường địa ốc vốn hội tụ nhiều bất hợp lý lâu nay. Việc chỉnh trang đô thị cho thành phố cũ khi đó sẽ dễ dàng và ít tốn kém hơn nhờ giá đất xuống thấp làm giảm nhẹ chi phí đền bù giải tỏa.

Thành phố tương lai này sẽ cải thiện không gian sống cho người dân cả hai nơi cũ và mới, là điều kiện để hình thành một phương thức quản lý đô thị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, vừa là mô hình xây dựng các đô thị mới về sau. Chính thành phố này sẽ tạo nên những giá trị mới thúc đẩy kinh tế phát triển.

Qua những bài học về quy hoạch và quản lý đô thị, chúng ta có thể nhận ra một điều, bao nhiêu công sức tiền của đổ ra cho việc cải tạo, nâng cấp hạ tầng Thành phố Hồ Chí Minh mấy chục năm qua cũng đã đủ để xây dựng một thành phố hoàn toàn mới, hiện đại. Bây giờ mới nghĩ đến điều này, tuy quá muộn nhưng vẫn còn hơn không.

  • Lan Anh (tổng hợp)
  • source
  • http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/7442/index.aspx

“Cô láng giềng khổng lồ!”








June 18, 2009
“Cô láng giềng khổng lồ!”
Nguyễn Thị Lan Anh-Việt Tribune
Đi chợ vài tuần nay, các bà nội trợ rất ngạc nhiên khi các hàng bán cá chỉ bầy bán toàn tép bạc, cá lóc, cá rô, cá bông lau, cá diêu hồng, mà cũng chỉ ngồi tới 9 giờ sáng là tan. Cá biển đi đâu?Cá biển tươi hầu như vắng bóng, toàn thấy những ‘thi hài’ cá thu, cá nục, cá ngừ ‘từ trần’ từ vài tháng trước, được ướp ure, hàn the. Dù người bán thề sống thề chết là ‘cá mới từ Bà Rịa lên hồi khuya’. Người mua lật mang cá lên thấy đỏ tươi, ngửi không hôi, nhưng đem kho, chiên hay nấu canh thì miếng cá mủn nát, trở màu xám xịt. Đổ bỏ thì tiếc, chẳng gì cũng bốn chục ngàn một ký cá nục, trăm bốn chục ngàn một ký cá thu, giữ lại cho chó mèo ăn. Được vài lần, con chó thì ói, con mèo thì chết…Khắp chợ cá Sài Gòn dù là chợ đầu mối, hay chợ vỉa hè, chợ hẻm, đều bầy ra cảnh hoang tàn, trống trải như nhau.

Hàng cá lèo tèo, người mua người bán đều nhăn nhó không vui, sau khi lệnh cấm ra khơi của TQ có hiệu lực. Photo NTLA
Để thay thế, người tiêu dùng phải mua cá biển đông lạnh từ siêu thị. Ngoài chuyện giá cả cao gấp rưỡi gấp hai cá tươi, thì chất lượng cá đông lạnh không mấy ngon và hợp thị hiếu. Mua cá khô, cá hấp sợ hóa chất chống mốc, chống thối. Mua thịt bò sợ đắt (ngay thịt bò bạc nhạc cho chó ăn cũng gần trăm ngàn một ký), thịt gà rẻ phân nửa nhưng chất lượng kém. Nhiều bà nội trợ đứng ngẩn ngơ, nhớ cá biển thời xưa.Thời xưa đó cách nay… vài tháng, chính thức thì vào ngày 15/6, khi nhà nước Trung Quốc lên tiếng cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng biển 12 độ vĩ Bắc (tương đương Cam Ranh – Khánh Hòa) lên đến đường phân định ở vùng biển phía đông vịnh Bắc bộ (vùng giao nhau giữa Việt Nam-Trung Quốc). Những ngày đầu bị cấm, mâm cơm các gia đình chưa bị ảnh hưởng ngay, nhưng người làm nghề cá thì hoang mang cực độ. Hoang mang là phải, vì lệnh cấm của Trung Quốc kéo dài ba tháng, tới ngày 1/8 mới hết, nhè đúng vào vụ cá nam, vụ cá lớn nhất, quan trọng nhất trong năm của ngư dân Việt Nam (sau vụ cá nam, biển Việt Nam bắt đầu vào mùa mưa bão, việc đánh cá dài ngày, xa bờ sẽ rất hạn chế). Vì lệnh cấm này, hàng loạt đội tàu các tỉnh miền trung Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Ngãi đánh cá ở những ngư trường quen thuộc phải bỏ chạy trối chết vì bị tầu tuần ngư Trung Quốc đâm tầu, tịch thu cá.

Đội tàu miền trung phải nằm bờ, sau lệnh cấm của phía Trung Quốc. Photo NTLA
Sau sự kiện này, nhiều tiếng kêu cứu của ngư dân, góp lại thành tiếng kêu của Hội Nghề Cá gửi ngay tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông Nghiệp – Phát triển Nông thôn, nêu thực trạng. Trong công văn của mình, Hội Nghề cá yêu cầu Bộ và Chính phủ phải chỉ đạo địa phương tập huấn cho ngư dân biết rõ luật biển, biết phạm vi an toàn, phạm vi chồng lấn, đang tranh chấp. Đồng thời phải có biện pháp bảo vệ ngư dân, can thiệp phía bạn (!) thả người, bồi thường thiệt hại. Ngày nào báo chí cũng xới lên chuyện biển của ta đầy cá mà tầu bè phải nằm bờ chịu phép. Báo chỉ đưa tin, không kèm theo bất cứ lời bình phẩm gay gắt nào. Mà biết bình làm sao! Vì chuyện ‘Cô Láng Giềng To’ ăn hiếp ‘Em Láng Giềng Nhỏ’ là chuyện từ lâu rồi. Hai nhà ở sát vách nhau. diện tích ‘em’ chỉ hơn ba trăm ngàn kilômét vuông trong khi ‘cô’ chín triệu rưởi kílômét vuông. Dân ‘em’ chưa tới trăm triệu, còn ‘cô’ tới một tỷ tư. Từ hồi Tần- Hán, cô từng xua quân chiếm đóng, khai hóa em một ngàn năm ‘ngắn ngủi’. Cho tới khi cô và em cùng vào phe xã hội chủ nghĩa, mới đề ra và tuân theo lai rai tinh thần ‘bốn tốt’(láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt). Việc bang giao, do vậy đỡ xủng xoẻng tiếng binh khí chạm nhau.Vậy mà nay.Người dân cả nước, từ chuyện con cá vắng mặt trên mâm cơm, đã phải nhìn lại gốc rễ vấn đề. Họ chia sẻ nỗi lo với ngư dân nhưng không thể không phẫn nộ vì chung quanh chuyện cá mú nọ, theo lời ông Lê Dũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, thì ngày 4 tháng 6 qua, đích thân Thứ Trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã phải ‘giao thiệp’ với đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường để lưu ý Trung Quốc… đề nghị Trung Quốc…Một thanh niên vứt tờ báo đang đọc xuống bàn, tức tối phát biểu ‘hai chữ giao thiệp này kỳ cục quá! Người ta nói A liên hệ với B, A gặp gỡ B, A triệu B tới cho hay…chứ ai nói A giao thiệp với B bao giờ’. Anh tức vì dùng chữ như vậy là quá cà chớn, quá hèn, và đề nghị cách dùng chữ khác, dõng dạc mạnh bạo hơn, ít nhất cũng phải cỡ Bắc Hàn khi ‘giao thiệp’ với Liên hiệp Quốc và Mỹ. Anh này, và những độc giả thừa nhiệt huyết nhưng thiếu tầm nhìn khác, không biết cái thế của ngôn từ, phải do cái thế trên chính trường, chiến trường quyết định. Em Việt Nam, trước Cô Láng Giềng khổng lồ, từ thời lập quốc đến nay, làm gì có cái thế ấy! Và không có thế, thì không có lực. Không có lực thì không có… cá. Trước mắt, ngư dân miền Trung vẫn phải tự cứu mình trước khi trời cứu. Họ chọn cách liên kết thành đội để tương trợ nhau, chấp nhận ra khơi trong phạm vi hẹp hơn, tránh đụng độ với tầu tuần ngư Trung Quốc. Những lời hứa hẹn can thiệp, giúp đỡ của nhà nước coi như gió thoảng, sau khi ông Tần Cương, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng khẳng định ‘lệnh cấm đánh bắt cá trong mùa hè ở Nam Hải là biện pháp hành chính thông thường và đúng đắn có mục đích bảo vệ nguồn lợi hải dương trong vùng’. Hai chữ ‘trong vùng’, bao hàm một mặt biển rộng tới 128.000 km2, trong đó nằm lọt hai quần đảo mà Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp là Hoàng Sa( TQ gọi là Tây Sa) và Trường Sa(TQ gọi là Nam Sa).Lời phát ngôn của ông Tần Cương được Tân Hoa xã loan tải chính thức hôm 9 tháng 6 thì một ngày sau đó, ngày 10 tháng 6, trên tờ China Daily, nhiều người dân Trung Quốc lên tiếng đòi ‘Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền’. Thậm chí tờ Đông phương Nhật báo xuất bản tại Hồng Kông cũng gọi Việt Nam là kẻ ‘khiêu khích’ và cho rằng ‘tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông’. Toàn những lời tuyên bố có gang có thép, khiến người dân bình thường nhất của Việt Nam cũng phải hiểu ‘nên sợ trước đi là vừa’.Nhiều nhà quan sát, bình luận nước ngoài, đứng trên bình diện quốc tế để giải thích lý do các nước trong khu vực luôn xích mích về chủ quyền ở vùng Biển Đông, lý do Trung Quốc luôn kiếm cớ ép Việt Nam, lý do tàu Mỹ ‘thích’ lởn vởn gần Hải Nam- căn cứ hải quân, không quân lớn của Trung Quốc- chọc cho Trung Quốc nóng mũi nóng mặt. Người trong nước chả biết những chuyện thâm cung bí sử này, chỉ biết chuyện không có cá ăn trước mắt.
Không chỉ biển bạc, mà rừng vàng cũng…
Nếu năm ngoái, chuyện nới rộng địa giới Hà Nội được coi là tâm điểm, thì năm nay, không chỉ vụ biển bạc không có cá ăn, mà chuyện rừng vàng bị ‘đào mả cha lên bán’ là ầm ĩ nhất. Chẳng thế mà trong hai ngày rưỡi, từ ngày 11/6 đến trưa ngày13/6, tại hội trường Bộ Quốc phòng Hà Nội, chuyện khai thác bôxít Tây nguyên đã được gần 450 đại biểu quốc hội khóa 12 chất vấn sôi nổi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Lao động. Ngồi nhà bật tivi, radio họp ké Quốc hội, rất nhiều phó thường dân đã đồng tình với cách hỏi sắc sảo, thẳng thừng của đại biểu Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc, về chuyện tại sao chính phủ không xin phép quốc hội trước khi ‘quyết’ vụ bôxít. Có hay không chủ trương xé nhỏ dự án bô xít thành nhiều dự án nhỏ để ‘né’ quốc hội (luật qui định những dự án trên 20 ngàn tỉ đồng mới phải thông qua quốc hội. Trong dự án bôxít Tây nguyên, có dự án làm đường sắt, làm cảng biển, làm nhà máy… chỉ 12 ngàn tỷ nên không phải trình quốc hội).

Tây nguyên trở thành nơi khai thác tài nguyên dữ dội hiện nay. Photo NTLA
Câu hỏi của ông Dương, cũng chính là nỗi bức xúc của các nhà giáo, nhà chính trị, nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn hóa, nhà quân sự trong và ngoài nước suốt nửa năm qua. Nó, cùng hàng loạt những câu hỏi tâm huyết khác, liên tục vang lên nhiều lần tại nghị trường, lần nào cũng làm sôi sục không khí, khiến Bộ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư ‘chống đỡ’ vất vả. Họ đẩy trách nhiệm ‘chốt vấn đề’ cho Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vào phiên chất vấn chót. Ông này, có lẽ nhờ có họ với Nguyễn Sinh Cung (tên cúng cơm của Hồ Chí Minh) nên được phép nói năng loanh quanh, tránh né, và sửa lưng người hỏi rất nghiêm nghị. Theo ông, chuyện khai thác bôxít là quyết sách đúng của toàn đảng, toàn dân. Không có sự xé nhỏ công trình. Cái gì làm chưa tốt thì làm lại, sai thì sửa lại. Những phản biện xã hội chung quanh vụ khai thác bô xít là bình thường, đại biểu không được gọi là ‘không đồng thuận’, là ‘trên bảo dưới không nghe’. Trung Quốc có giúp ta khâu xây dựng cơ bản thật nhưng khi hoàn tất công việc, 663 công nhân của họ có mặt trên công trường sẽ về nước hết. Chỉ còn lại ta khai thác của ta. Và như thế, cái gọi là ‘nguy cơ’, là ‘hiểm họa Trung Quốc’ không hề có…Cử tri cả nước được thuyết phục hãy yên tâm vì Đảng đã lường trước, tính trước mọi chuyện, biết tiếp thu mọi ý kiến, sẵn sàng điều chỉnh kịp thời những sự cố phát sinh, không để rừng vàng biển bạc của tổ quốc phải thiệt hại mảy may. Tạm thời, người đánh cá xa bờ dài ngày chịu khó đi ngắn ngày, đi gần lại, mặc cho chợ cá tiêu điều, các bà nội trợ nhăn nhó. Còn những người hay lo ‘thiên hạ sự’ cỡ luật sư Cù Huy Hà Vũ – dám đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì ‘ban hành trái pháp luật’ quyết định cho khai thác bôxít Tây nguyên – hãy thực tế hơn đi, vì hôm qua, ông Lê Công Định mới bị bắt vì tội chống phá nhà nước XHCN, móc nối với bọn phản động nước ngoài. Ông Hà Vũ há không biết ‘con kiến mà kiện củ khoai’ khó đến cỡ nào ư , nhưng cũng còn may, ông chỉ kiện khoai Thủ tướng, còn khoai to hơn, là khoai Trung Quốc, thì ông không kiện. Hú vía cho cô láng giềng! [NTLA]



source



Viet Tribune Online

Người Việt Nam đầu tiên từ chối rước đuốc
















Entry for July 01, 2008

01 Tháng 7 2008 - Cập nhật 09h14 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
VN chủ tọa Hội đồng Bảo an LHQ
Việt Nam sẽ chủ tọa các cuộc họp ở Hội đồng Bảo an trong tháng 7
Việt Nam chính thức làm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc trong vòng một tháng kể từ hôm nay 01/07.
Trong cương vị chủ tịch, Việt Nam sẽ lo việc đưa ra sắp xếp nghị trình làm việc của Hội đồng Bảo an, chủ tọa các cuộc họp và đại diện Hội đồng trong quan hệ với các thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
Được biết, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dự kiến sẽ dẫn đầu một phái đoàn tham gia các cuộc họp liên quan đến vai trò của Việt Nam trong tháng 7 ở LHQ.
Trong tháng này, Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ họp và quyết định về nhiều vấn đề phức tạp như tình hình Kosovo sau khi vùng này tuyên bố độc lập.
Ngoài ra là các chủ đề như Miến Điện, việc triển khai quân gìn giữ hòa bình của LHQ và Liên hiệp châu Phi ở Darfur, Sudan.
Các cuộc tranh luận về chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên cũng được nhắc đến.
Việt Nam cam kết sẽ đóng góp vào việc giải quyết các tranh chấp, xung đột thông qua đối thoại hòa bình, đàm phán, tránh xung khắc
Đại sứ Lê Lương MinhSẽ phát biểu gì?
Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh được báo chí trong nước trích lời nói một cách chung chung rằng nước này "cam kết sẽ đóng góp vào việc giải quyết các tranh chấp, xung đột thông qua đối thoại hòa bình, đàm phán, tránh xung khắc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn về lãnh thổ của mọi quốc gia..."
Tuy nhiên, trong các đề tài lớn này, một số chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng Việt Nam sẽ không làm được gì nhiều vì "các chiến tuyến" giữa những cường quốc đã định sẵn.
Trả lời BBC hồi tháng 9/2007, khi nghe tin Việt Nam sẽ tham gia Hội đồng Bảo an, Giáo sư Stein Tønnesson từ Na Uy cho rằng chẳng hạn như "đề tài Iran sẽ khó cho Việt Nam để phát biểu được gì nhiều."
Theo ông, về Iran, năm quốc gia thường trực trong Hội đồng là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga Trung Quốc đã xác định "tương quan của họ với nhau nên không có vai trò gì nhiều cho Việt Nam trong vụ này. Việt Nam sẽ phải bỏ phiếu mà thôi."
Quan điểm "toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam đặt ra câu hỏi Hà Nội sẽ đóng vai trò gì trong trường hợp Kosovo, vốn là một tỉnh của Serbia nhưng tách ra.
Cho tới nay, Nga và Trung Quốc không coi Kosovo như một nước độc lập trong khi Mỹ và một số quốc gia lớn trong Liên hiệp châu Âu như Đức lại công nhận.
Việc chuyển giao quyền quản trị của Liên Hiệp Quốc và giám sát quá trình xây dựng cơ chế an ninh ở Kosovo từ tay Nato sang tay EU đang diễn ra một cách khó khăn.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
LHQ cử đặc sứ tới Miến Điện
15 Tháng 5, 2008 Thế giới
VN muốn nâng cao vai trò tại HĐBA
13 Tháng 3, 2008 Việt Nam
Chiến trận lại bùng nổ tại Sudan
20 Tháng 2, 2008 Trang chủ
Việt Nam phản đối Kosovo độc lập
18 Tháng 2, 2008 Việt Nam
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080701_vnunsecuritycouncil.shtml
29 Tháng 6 2008 - Cập nhật 17h06 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hoa hậu Hoàn vũ tới Việt Nam
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được truyền hình trực tiếp từ Nha Trang
Cuộc thi chọn ra người đẹp nhất hành tinh sẽ diễn ra tại Khánh Hòa vào trung tuần tháng Bảy.
Người đứng đầu hãng truyền hình NBC Universal Donald Trump và Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Miss Universe Organisation, bà Paula Shugart, nói cuộc thi sẽ được truyền đi trực tiếp từ Nha Trang.
Bà Shugart được trích lời nói: ''Việt Nam đã lớn mạnh chưa từng thấy trong những năm gần đây, cả trong lĩnh vực kinh doanh và du lịch.
''Sự kiện được truyền đi khắp thế giới này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam được chọn làm trung tâm và dĩ nhiên nó có tầm quan trọng đặc biệt với khán giả Hoa Kỳ.
'Vinh dự'
Trong khi đó tờ The Age của Úc đưa in người dẫn chương trình có tiếng của Hoa Kỳ Jerry Springer và cựu ngôi sao của Spice Girls, Mel B sẽ dẫn chương trình Hoa hậu Hoàn vũ tại Việt Nam vào ngày 13 tháng Bảy.
Đây hiển nhiên là một vinh dự lớn và được làm việc cùng Mel B làm cho mọi việc hấp dẫn hơn nữa.
Jerry Springer
Mel B được dẫn lời nói: ''Tôi vui mừng được cùng dẫn chương trình Hoa hậu Hoàn vũ.
''Tôi tin rằng sự đa dạng và tận tâm của cuộc thi sẽ khuyến khích và trao quyền cho các thiếu nữ trên toàn cầu.''
Còn Jerry Springer được The Age trích lời nói: ''Đây hiển nhiên là một vinh dự lớn và được làm việc cùng Mel B làm cho mọi việc hấp dẫn hơn nữa.''
Đương kim Hoa hậu Hoàn vũ, Riyo Mori, người Nhật Bản sẽ trao vương miện cho người được giải năm nay.
Trong năm giữ vương miện, cô Mori đã đi nhiều nơi trên thế giới để thúc đẩy việc đào tạo về HIV/AIDS cũng như khuyến khích nghiên cứu và thông qua các đạo luật trong lĩnh vực này.
Người kế vị cô được cho là cũng sẽ đóng vai trò tương tự.
Những người đẹp từ hơn 80 nước trên thế giới sẽ tham gia thi áo tắm, trang phục dạ hội và phỏng vấn
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080629_miss_universe.shtml
25 Tháng 6 2008 - Cập nhật 08h31 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Phản đối lệnh cấm xe tự chế
Hà Nội có khoảng hai ngàn xe tự chế
Tin cho hay hàng trăm người lái xe tự chế đã tụ tập hồi đầu tuần ở Hà Nội để phản đối lệnh cấm lưu hành xe công nông, xe ba gác tự chế trong các thành phố.
Lệnh cấm được áp dụng từ 1/7 sau một thời gian bị trì hoãn vì phản đối trong dân.
Các nguồn tin nói những người tham gia cuộc phản đối, nhiều người nhận là thương binh và cựu chiến binh, đã dẫn lý do lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng tới việc kiếm sống của họ.
Các loại xe tự chế tương đối phổ biến trong giới dân nghèo và được sử dụng để vận chuyển hàng cồng kềnh.
Bản tin của hãng thông tấn Agence France-Presse nói nhiều người tham gia cuộc tụ họp bên ngoài văn phòng tiếp dân tại Cầu Giấy hôm thứ Hai mặc quần áo bộ đội và đội mũ cối. Họ nói chính phủ cần quan tâm công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo.
Tất cả các loại xe công nông, ba bánh và bố bánh tự chế sẽ bị cấm trong nội thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong một quyết định nhằm giảm thiểu tình trạng tắc đường, ô nhiễm và tai nạn giao thông.
Lệnh này đáng ra được áp dụng từ đầu năm 2008 nhưng tới nay chưa thực hiện được vì người dân phản đối.
Cũng giống như lệnh cấm bán hàng rong tại các phố chính ở Hà Nội, lệnh cấm xe ba gác bị cho là ảnh hưởng chủ yếu tới người thu nhập thấp.
Cả Hà Nội có khoảng 2.000 xe tự chế, trong khi con số ở TP Hồ Chí Minh là 20.000.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080625_xetuche.shtml
pix-source:
Hàng rong Hà Nội vái lạy: "Cho tôi kiếm cơm!"
06:18' 15/01/2008 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/01/764099/
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Chi tiêu công của VN nhiều sai phạm
Giao dịch chứng khoán ảo thì dễ nhưng trong thực tế mới phát sinh vấn đề
Kết quả kiểm toán khu vực nhà nước ở Việt Nam năm qua cho thấy nạn lạm chi và vi phạm tiêu chuẩn mua sắm xảy ra ở nhiều cơ quan.
Cuộc kiểm toán này cho thấy nhiều dự án, cơ quan, tổ chức nhà nước, chính phủ có tình trạng vi phạm, lạm chi trong mua sắm tài sản, hoặc chi tiêu vận hành.
Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện và kiến nghị tăng thu 2764 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước từ các đơn vị bị kiểm tra.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nhận xét việc quản lý và chi tiêu công ở VN còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Nghe phỏng vấn ông Nguyễn Quang Thái
Ông Thái cho rằng những lĩnh vực đầu tư công nào chưa hiệu quả có thể giao cho lĩnh vực tư nhân đảm nhiệm.
Thất thu ngân sách là tình trạng chung của nền kinh tế mà còn có một số khu vực 'informal', không chính thức, nên cái việc tính thuế nó không được rõ ràng, có tình trạng tùy tiện...
Giáo sư Nguyễn Quang Thái
Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã xem xét 17 bộ ngành, trung ương và 29 tỉnh, thành phố cùng 26 doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng nhà nước và 17 dự án đầu tư cấp quốc gia.
Theo kết quả kiểm toán vừa công bố, tổng số tiền phải "xử lý tài chính" lên tới gần 12.000 tỉ đồng.
Nhiều vi phạm
Theo báo cáo mà ông Vũ Văn Họa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Kiểm toán Nhà nước đưa ra, các vi phạm xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực.
Những vi phạm phổ biến là kê khai sai thuế suất thuế giá trị gia tăng; hạch toán thiếu doanh thu chịu thuế; nhiều khoản hạch toán, thu chi không hợp lệ; thu tiền sử dụng đất sai thực tế..vv..
Xe hơi sang được nhập về cho quan chức sử dụng
Báo cáo cho biết hàng ngàn dự án xây dựng cơ bản đã có các vi phạm ở nhiều khâu khác nhau.
Tình trạng chi cho đầu tư phát triển thường dàn trải, lãng phí, không hiệu quả.
Báo Tuổi Trẻ dẫn chứng tỉnh Tây Ninh được phân bổ 283 tỉ đồng nhưng lại “hào phóng” cam kết chia cho các đơn vị cấp dưới 1639 tỉ.
Đặc biệt, nhiều cơ quan trung ương và địa phương được biết đã chi sai hoặc vượt mức qui định cho việc mua sắm xe hơi.
Ví dụ Lạng Sơn tuy là tỉnh nghèo miền núi nhưng lại mua vượt 37 xe hơi so với mức được phép.
Lãi ít nhưng nợ nhiều
Báo cáo cũng cho biết các tổng công ty nhà nước có mức lãi vừa phải, nhưng nợ nần thì rất lớn.
Mặc dù báo cáo cho biết 89.7% các doanh nghiệp từ 20 tổng công ty được kiểm toán là kinh doanh có lãi nhưng tổng số nợ mà các tổng công ty này phải trả lên tới 65.799 tỉ đồng, chiếm 171,2% tổng vốn chủ sở hữu.
Được biết các ngân hàng nằm trong số những doanh nghiệp thu về lãi lớn, nhưng báo cáo về chi phí và thu nhập của họ thường bị ‘biến báo’, không phản ánh đúng thực tế.
Ngoài ra, dư nợ nước ngoài ở Việt Nam đã lên tới mức 34,6% GDP, tức là cách không xa mức giới hạn của quốc tế về dư nợ không an toàn là 40%.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080702_vietaudit.shtml
30 Tháng 6 2008 - Cập nhật 10h20 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hà Nội bắt đầu cấm hàng rong
Người bán hàng rong chủ yếu đến từ các vùng quê
Chính quyền Hà Nội đồng loạt bắt đầu thực hiện lệnh cấm bán hàng rong và để xe trên hè phố từ thứ Ba 1/7.
Trước đây, giới chức cũng từng có các đợt chấn chỉnh trật tự đô thị tương tự, nhưng không giải quyết được triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè.
Lệnh cấm có hiệu lực trên 62 tuyến đường phố. Lệnh cấm này bị trì hoãn nhiều lần vì vấp phải sự phản đối của người dân.
Trong dịp này, lệnh cấm xe công nông, xe ba gác tự chế cũng được áp dụng ở Hà Nội và TP HCM.
Tuần trước, hàng trăm người sử dụng xe tự chế, trong có nhiều cựu chiến binh, đã tụ họp để phản đối quyết định này.
Ông Trần Việt Trung – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Quận Đống Đa, cho BBC biết rằng cơ quan này thực hiện theo đúng chỉ thị của thành phố.
“Chúng tôi sẽ ra quân với sự tham gia của tất cả các ban ngành. Tuyến nào cấm không được bán hàng rong thì phải giải thích cho người dân.”
'Không biết lấy gì để ăn'
Truyền thông trong nước nhìn chung đều ủng hộ lệnh cấm.
Một người bán hàng rong nói với BBC khi chị đang rong ruổi trên đường phố, một ngày trước khi quy định có hiệu lực: “Về quê không biết lấy gì mà ăn. Cả nhà tôi chỉ trông chờ vào tôi bán hàng trên này."
"Chắc con tôi phải nghỉ ở nhà không thể tiếp tục đi học.”
Về quê không biết lấy gì mà ăn. Cả nhà tôi chỉ trông chờ vào tôi bán hàng trên này.
Một người bán hàng rong
Một người khác nói rằng sẽ tiếp tục bám trụ ở Hà Nội, dù bị cấm bán hàng.
Bà nói với BBC: “Làm sao dẹp được hết bọn tôi. Bọn tôi vẫn phải đi bán hàng vì các con cần tiền ăn học.”
Phần đông những người bán hàng rong ở các thành phố lớn của Việt Nam tới từ các vùng nông thôn ven đô.
Nhiều ý kiến phản đối cho rằng lệnh cấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người thu nhập thấp trong xã hội.
Bạn có ý kiến gì về đề tài này và có cho rằng hàng rong là một phần của sinh hoạt kinh tế đô thị tại Hà Nội, xin gửi email về vietnamese@bbc.co.uk
Khanh SGTheo tôi chủ trương này đối với Việt Nam là chưa đúng lúc. Dân đã nghèo mà còn bị gây khó thế này thì sống sao đây? Trước đây phong trào cách mạng là từ đâu? có phải từ dân nghèo không? Tôi hiểu và thông cảm với người bán hàng rong ở Việt Nam. Có lẽ người làm chính sách chỉ ngồi văn phòng máy lạnh mà viết ra chính sách.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080630_streetvendorban....

Saturday October 4, 2008 - 03:13am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hà Nội họp báo về vụ Thái Hà

SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080830_invcarlthayer.shtml

Saturday October 4, 2008 - 03:03am (EDT) Permanent Link 0 Comments
63 năm cuộc cách mạng tháng Tám

Không gian chính trị cơ sở ở Việt Nam
Lê Hải BBCVietnamese.com

Khi người dân có nhiều không gian để thở thì sẽ ít có khả năng đòi thay đổi chính trị bằng cách mạng
TS David KohỞ Việt Nam, đảng cộng sản biết điều chỉnh và thay đổi nội dung chính sách để phù hợp với thực tế xã hội, là giải pháp mà những chuyên gia như tiến sĩ David Koh cho rằng đã giúp chế độ toàn trị tiếp tục nắm quyền ở Việt Nam.
Nhìn từ thực tế
BBC tiếng Việt xin giới thiệu góc nhìn của giám đốc trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore, được trình bày qua công trình nghiên cứu "Phường ở Hà Nội" (Wards of Hanoi - xem link bên).
Câu hỏi vĩ mô về tính chính danh và sự tồn tại của chế độ được chuyển xuống các mẫu nghiên cứu lấy từ đời thường, như chuyện chị Phương bán bún và anh Sơn xây nhà, cả hai đều phải xử lý các va chạm với luật pháp trong mưu sinh.
TS David Koh xây dựng mô hình nghiên cứu gọi là không gian dàn xếp (mediation space), cũng là vùng tối (penumbra) nhưng lại chính là nơi diễn ra sự thực thi chính sách nhà nước ở tầng địa phương.
Nhân vật chính được quan tâm đặc biệt trong các phân tích và diễn giải chính là quan chức địa phương, người đứng giữa chính sách của nhà nước và quyền lợi của người dân địa phương.
"Trong vùng tối này, giới chức địa phương không xử lý các vụ việc với dân chúng chỉ đơn thuần trên cơ sở luật và lệ do nhà nước được đảng lãnh đạo đặt ra."
Vai trò
Sự vụ hàng ngày đa phần được giải quyết qua dàn xếp
"Các sự vụ hàng ngày ở mức thành thị cơ bản nhiều phần được giải quyết thông qua dàn xếp, mà thường các chính sách của nhà nước-đảng không được thực thi hoàn toàn trong không gian dàn xếp này", như một đoạn trong trang hai của quyển sách.
Theo các phân tích trong chương một, quyết định dàn xếp của giới chức bị chi phối từ các yếu tố có thể xếp vào trong ba khu vực chính.
Trước hết là điều kiện kinh tế xã hội, nhiều người dân đã quen với việc lách luật, hối lộ quan chức để kiếm sống thời bao cấp và nay là làm giàu trong thời đổi mới.
Tiếp theo là mức độ buông lỏng kiểm tra và đào tạo của chính quyền trung ương đối với hệ thống chính quyền địa phương, mà từ cấp nhà nước xuống cấp phường phải thông qua tỉnh/thành phố và quận.
Khu vực thứ ba là các yếu tố liên quan đến văn hóa và đạo đức, có thể kể ra tình thân trong gia đình, làng xóm, địa phương, tập quán "thông cảm", thương người nghèo và thất thế.
Chế độ cộng sản
Toàn bộ quyển sách là các phân tích, diễn giải và dẫn chứng về hoạt động và sự tác động qua lại của ba khu vực vừa nêu trong vùng khuất - không gian dàn xếp, trong bối cảnh ranh giới ảnh hưởng giữa trung ương và địa phương liên tục thay đổi trong quá trình phát triển.
Các thay đổi ở VN hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài từ nhiều góc cạnh
Có những nơi quyền lực trung ương thắng thế - ví dụ trong bầu cử, nhưng cũng có nơi không hoàn toàn phát huy - ví dụ như chiến dịch dọn lòng lề đường và xóa nạn tắc đường, và kiến trúc đô thị.
TS David Koh đi đến kết luận cho rằng "hệ thống chính trị cộng sản ở Việt Nam sống sót nhờ phân bổ phù hợp giữa kiểm soát và dàn xếp".
Lời giải thích cũng khá gần với ngôn ngữ bình dân mà người ta dễ dàng nghe hàng ngày trên đường phố Hà Nội, "khi người dân có nhiều không gian để thở thì sẽ ít có khả năng đòi thay đổi chính trị bằng cách mạng".
Tập sách xuất bản năm 2005 được xây dựng trên những nghiên cứu thực địa trong hai năm David Koh học tiếng Việt ở Hà Nội hồi thập niên 1990, để tìm câu trả lời về tính chính danh và khả năng tồn tại của chế độ cộng sản tại Việt Nam.
Từ thập niên 1990, các nghiên cứu ở tầm địa phương khá phổ biến ở Việt Nam, như GS Shaun Malarney với công trình ở ngoại ô Hà Nội, GS John Kleinen ở Hà Tây, và GS Edmund Malesky với hai tỉnh tiêu biểu.
Những nghiên cứu này đa số trở thành cơ sở cho các lý luận mang tầm vĩ mô về chính trị Việt Nam, được xuất bản thành sách trong thập niên 2000.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_david_koh.shtml
22 Tháng 8 2008 - Cập nhật 04h28 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
'Bút chiến' quanh vụ Thái Hà
Lời lẽ trên báo khá gay gắt
Linh mục chính xứ Thái Hà gửi đơn khiếu nại báo chí Việt Nam đã 'xuyên tạc sự thật' trong vụ tranh chấp đất liên quan tới nhà thờ Thái Hà.
Về phần mình, báo Hà Nội mới cũng đăng bài trang nhất nói giáo xứ 'đã sai trái còn lớn tiếng'.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 19/8 linh mục chính xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng cùng một số linh mục, tu sỹ và giáo dân Thái Hà đã đệ đơn lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, bộ Công an, bộ Thông tin-Truyền thông và các cơ quan hữu quan để khiếu nại việc một số báo đài đã đưa tin sai.
Đơn khiếu nại này viết rằng các 'ngày 17, 18 và 19/8 trong các chương trình thời sự của đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị và An ninh Thủ đô đã phát chương trình và có bài viết' về việc cầu nguyện của giáo dân Thái Hà.
"Nội dung chương trình đã hoàn toàn xuyên tạc một cách trắng trợn và bất lương, bịa đặt, bóp méo sự thật lịch sử và các chứng cứ rõ ràng về sự việc đã xảy ra."
Nội dung chương trình đã hoàn toàn xuyên tạc một cách trắng trợn và bất lương, bịa đặt, bóp méo sự thật lịch sử và các chứng cứ rõ ràng về sự việc đã xảy ra.
Trích đơn của giáo xứ Thái Hà
Những người làm đơn yêu cầu các báo đài phải 'nhìn nhận một cách khách quan, tổ chức điều tra và tiến hành đính chính', đồng thời 'truy cứu trách nhiệm cá nhân và tổ chức đã xuyên tạc sự thật'.
Cùng lúc, họ cũng gửi đơn lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết để đòi quyền sử dụng đất tại khu 178 Nguyễn Lương Bằng, mà họ cho rằng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Thái Hà.
Báo chí lên tiếng
Hôm thứ Sáu, báo Hà Nội Mới đã đăng bài trên trang nhất với tựa đề "Đã sai trái lại còn lớn tiếng!", phản bác lại đơn khiếu nại của giáo xứ Thái Hà.
Báo này viết: "Tất cả những chứng lý mà Nhà thờ Thái Hà đưa ra để kiện các báo, đài, hoàn toàn không có một mẩu sự thật nào trong đó".
Báo Hà Nội Mới cho rằng ban lãnh đạo giáo xứ đã có nhiều hoạt động 'sai trái' như 'tự ý chiếm đất, xây dựng trái phép, tụ tập đông người hành lễ không đúng nơi quy định, lăng mạ người thi hành công vụ...'.
Tất cả những chứng lý mà Nhà thờ Thái Hà đưa ra để kiện các báo, đài, hoàn toàn không có một mẩu sự thật nào trong đó.
Trích bài của Hà Nội Mới
Tờ báo còn dẫn một số ý kiến được nói là của giáo dân và người dân chỉ trích hành động của các linh mục và tín đồ đã tham gia vụ khiếu kiện.
Được biết cho tới tận thời điểm này, tại khu đất tranh chấp bên cạnh Nhà thờ Thái Hà vẫn còn hàng chục giáo dân tụ tập cầu nguyện trước linh đài Đức Bà mà họ đã dựng lên.
Một số giáo dân từ các nơi khác cũng tới để hiệp thông ủng hộ giáo xứ Thái Hà.
Vụ việc bùng phát từ ngày 15/8, khi hàng trăm giáo dân đã phá đổ tường, đưa tượng và linh ảnh vào phần đất đã được chính quyền trao cho công ty may Chiến thắng nhưng giáo xứ Thái Hà nói là đất của họ
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_thaiha_update.shtml
19 Tháng 8 2008 - Cập nhật 15h08 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
63 năm cuộc cách mạng tháng Tám
Quốc Phương BBC Việt ngữ
Cuộc cách mạng tháng Tám từng đặt ra mục tiêu người cầy có ruộng
63 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vào tháng 8/1945.
Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc và đang là một trong những quốc gia được Liên Hiệp Quốc khen ngợi về thành tích xoá đói giảm nghèo tích cực trong số các quốc gia đang phát triển.
Hàng năm, đến ngày 19/8, các cơ quan truyền thông, tuyên truyền của Nhà nước lại có dịp đăng tải các bài vở về ý nghĩa của cuộc Cách mạng và đi liền với đó là việc tôn vinh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam như một lựa chọn vĩnh viễn của lịch sử dân tộc.
Thế nhưng, như lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, chuyên gia nông thôn từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện đang có một cái nhìn thay đổi với sự kiện này từ trong nước:
"Cuộc Cách mạng tháng 8, vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề lớn nhất. Khát vọng của Việt Nam hàng trăm năm từ thời thực dân Pháp đô hộ, đến bây giờ người ta cảm thấy đã được giải quyết."
Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi
GS. Tương Lai
"Thế nhưng vấn đề của ngày hôm nay không còn là chuyện đó nữa. Khát vọng đã được thực hiện. Vấn đề bây giờ là phát triển, nên khi kỷ niệm cái này, khát vọng phát triển sẽ được nói nhiều hơn."
Nhớ lại lịch sử, hai mục tiêu cao nhất đã được đặt ra bởi cuộc cách mạng tháng 8 là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Một câu hỏi được đặt ra là ngày nay, người nông dân ở nông thôn Việt Nam đã và đang sống ra sao, họ đã được hưởng thụ những gì từ cuộc cách mạng 63 năm tuổi.
Chịu đựng nhiều nhất
Giáo sư Tương Lai, nguyên cố vấn các vấn đề xã hội của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC Việt ngữ, nhận xét:
"Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi."
Người từng đứng đầu ngành xã hội học Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 1980 tới giữa những năm 1990 đúc kết những cái 'nhất' trong sự được mất của người nông dân Việt Nam:
"Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất là thứ hai. Hưởng thụ ít nhất là thứ ba. Thứ tư là họ được giúp kém nhất. Thứ năm là họ bị đè nén thảm nhất. Thứ sáu là họ bị tước đoạt nặng nhất. Thứ bảy, họ cũng là những người cam chịu lâu dài nhất. Nhưng thứ tám, họ là người tha thứ cao cả nhất."

Khoảng cách nông thôn - đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là một vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào làm đuổi kịp được
TS. Nguyễn Đức Truyến
Sau 63 năm, xã hội và đất nước Việt Nam đã trải qua rất nhiều thay đổi, nhưng nông dân cũng như người dân ở nông thôn Việt Nam hiện vẫn là bộ phận cư dân quan trọng nhất của đất nước.
Bộ phận này chiếm 80% dân số cả nước và do đó nhiều câu chuyện về nông thôn, nông dân Việt Nam, vốn từng là đối tượng và chủ thể chính của cuộc cách mạng 63 năm về trước, cũng là câu chuyện chung, mối quan tâm chung của cả nước.
Khoảng cách quá xa
Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, cố vấn trong nhiều chương trình nghiên cứu nông dân nói chung và nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, nhận định vấn đề thời sự của đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay:
"Khoảng cách nông thôn - đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là một vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào làm đuổi kịp được."
"Bởi vì khẩu hiệu xoá bỏ ngăn cách đô thị nông thôn từ lâu đã nói, nhưng không những không đạt được, mà ngày càng doãng ra và liên quan cả đến vấn đề phân hoá giàu nghèo nữa. Đến bây giờ chính đây là mối lo lớn."
Công bằng xã hội là một vấn đề khác liên quan tới giá trị của cuộc Cách mạng mà những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đương chức hiện nay luôn tuyên bố là người thừa kế.

Bây giờ bức xúc nhất là vấn đề ruộng đất. Đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Người ta lấy hàng trăm héc-ta đất của nông dân và làm đền bù vội vàng.
GS. Tô Duy Hợp
Giới quan sát nhận thấy số vụ việc người dân biểu tình đòi đất đai, công lý và chống tham nhũng trong những năm gần đây hiện càng ngày càng có xu hướng gia tăng.
Báo chí và truyền thông trong nước đưa tin hàng trăm vụ 'khiếu kiện đông người' lớn nhỏ đã nổ ra tại hàng loạt địa phương trong cả nước những năm gần đây vì những vấn đề này.
Bình luận về một trong các vụ việc nông dân đòi đất và chống tham nhũng trong cả nước, đang diễn ra ở phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình suốt mấy tháng nay, Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia nghiên cứu biến đổi xã hội, nhận định:
"Bây giờ bức xúc nhất là vấn đề ruộng đất. Đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Người ta lấy hàng trăm héc-ta đất của nông dân và làm đền bù vội vàng."
"Sự kết hợp giữa lợi ích không chính đáng của nhiều nhà doanh nghiệp kết hợp với tình trạng tham nhũng của chính quyền làm thiệt hại đến người dân gây ra nhiều bức xúc."
Hơn sáu mươi năm sau cuộc cách mạng độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xem ra Việt Nam vẫn đang tiếp tục phải tìm câu trả lời cho những vấn đề xã hội cơ bản, từ mưu sinh cho đến tự do và công bằng xã hội đích thực.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080819_august_revolutio...
Báo Đảng CS nói về vụ Thái Bình
Vụ việc kéo dài cả năm nay
Báo Nhân dân của đảng Cộng sản vừa có bài kêu gọi giải quyết dứt điểm tình trạng người dân biểu tình tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình.
Trong một bài báo hiếm hoi nói về sự kiện này trên truyền thông trong nước, báo Nhân dân gọi đây là 'tình trạng khiếu kiện đông người' và 'diễn biến phức tạp' trong gần một năm nay (từ 7/2007-6/2008)
Bài trên Nhân dân thừa nhận trong bối cảnh xã Tiền Phong chuyển thành phường, một số khu công nghiệp được xây dựng làm diện tích nông nghiệp bị giảm đáng kể.
"Hàng nghìn người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc chỉ có công việc theo thời vụ, đời sống gặp nhiều khó khăn."
Tuy nhiên tờ báo này mô tả dân địa phương đã tự ý 'tổ chức họp dân, tự ý san lấp, quyên góp tiền xây sân vận động, kéo đến trụ sở UBND phường la hét, chửi bới... gây mất trật tự'.
Phản ứng của nhà chức trách theo báo này là thanh tra về ba nội dung: về quản lý tài chính, đất đai và giải phóng mặt bằng, đồng thời đã 'khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật'.
'Đối tượng bất mãn'
Báo Nhân dân chỉ trích những người theo đuổi khiếu kiện, đặc biệt là ông Phạm Trung Phồn, người được coi là lãnh đạo cuộc biểu tình của dân phường Tiền Phong.
Ông Phồn và một số người khác bị gọi là 'đối tượng cơ hội, bất mãn'.
Hàng nghìn người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc chỉ có công việc theo thời vụ, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Báo này cáo buộc ông đã 'lợi dụng việc triệu tập, tung tin bị chính quyền phường bắt về trụ sở, lấy cớ ở lỳ tại UBND phường hơn hai tháng và trực tiếp kích động một số người dân đến vây ráp trụ sở, cản trở giao thông, chống người thi hành công vụ'.
Tờ Nhân dân cũng đưa những chi tiết như ông Phồn bị khai trừ đảng vì 'thiếu tinh thần trách nhiệm để quần chúng trong bộ phận tham ô, ý thức tổ chức kỷ luật kém và có quan hệ nam nữ bất chính' (?!).
Việc hàng trăm người dân kéo vào trụ sở UBND phường, chất vấn cán bộ bị coi là 'nghe kích động'.
Chính quyền địa phương đã được chỉ đạo phải giải quyết rốt ráo vụ việc và tờ Nhân dân cho biết tới cuối tháng Bảy, hơn 600 hộ dân đã nhận tiền đền bù với số tiền hơn sáu tỷ đồng.
Tờ này không giải thích tại sao tình trạng phản đối khiếu kiện vẫn chưa dứt hẳn sau khi đã có bồi thường.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080801_nhandan_thaibinh...
20 Tháng 8 2008 - Cập nhật 12h38 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Học tiếng Anh ở vùng núi Hòa Bình
Tạ Thị Hạnh Liên Gửi ảnh dự thi từ Hòa Bình
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Trường trung học cơ sở Hiền Lương đặt tại xã Hiền Lương, một xã vùng sâu của tỉnh miền núi Hoà Bình. Tiếng Anh bắt đầu đưa vào giảng dạy ở đây một vài năm trước.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Toàn trường có bốn lớp học với số lượng học sinh mỗi lớp từ 20 tới 30.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Học sinh của trường là con của các gia đình bản địa sống chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt cá quanh khu vực lòng hồ Sông Đà.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Thành-một học sinh trong dịp hè. Trừ sách giáo khoa và vở viết được chính phủ tài trợ, trường không có bất kỳ tài liệu và thiết bị giảng dạy tiếng Anh nào khác.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Sau khi kết thúc năm học, nhà trường thu về toàn bộ sách giáo khoa để tiếp tục cho các khoá sau mượn. Giang đang đọc lại tiếng Anh từ vở.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Mặc dù, không biết nước Anh ở đâu, người Anh trông như thế nào, và học Tiếng Anh để làm gì, bọn trẻ vẫn thích học môn học này.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Đó sẽ là cơ sở tạo nên tình yêu đối với tiếng Anh, nước Anh và người Anh. Nhờ đó, hai nước Việt – Anh sẽ ngày càng hiểu nhau hơn.
1234567
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/08/080820_tathihanhlien...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080819_august_revolution.shtml

Monday August 25, 2008 - 03:12am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Người Việt Nam đầu tiên từ chối rước đuốc

09 Tháng 4 2008 - Cập nhật 16h27 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Người Việt Nam đầu tiên từ chối rước đuốc
Anh Lê Minh Phiếu từ chối rước đuốc để phản đối Trung Quốc
Một trí thức trẻ Việt Nam tại nước ngoài, được Tập đoàn Sam Sung, nhà tài trợ chính cho Olympics Bắc Kinh, lựa chọn để cầm đuốc Olympics ở chặng rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh qua Việt Nam, vừa tuyên bố từ chối rước đuốc.
Đó là anh Lê Minh Phiếu, học viên Cao học luật, người đang du học tại Đại học Montesquieu – Bordeaux IV, ở Pháp bằng học bổng của Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF.
Trong bức thư ngỏ của mình đề ngày 07.04.08, đồng thời công bố rộng rãi trên mạng internet, gửi đến Chủ tịch Uỷ ban Olympics Quốc tế - IOC, Jacques Rogge, anh Phiếu cho rằng Olympics Bắc Kinh lần này đã bị lạm dụng và chính trị hoá.
Lá thư gửi tới người đứng đầu trụ sở của IOC tại Lausanne, Thuỵ Sĩ, nói: "Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympics biểu trưng cho tinh thần thượng võ, hoà bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn Thế giới, tôi đã rất vui mừng và tự hào."
Tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympics trong sáng, mà đã bị chính trị hoá bởi Ban Tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008
Anh Lê Minh Phiếu, học viên cao học luật ở Pháp
Tuy nhiên, vẫn theo lời lẽ trong thư, sau khi xem xét kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympics 2008, anh Lê Minh Phiếu nhận thấy cả hai bản đồ rước đuốc Olympics và Paralymics (Thế vận hội cho các vận động viên khuyết tật) đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa như một phần lành lãnh thổ chính thức của Trung Quốc.
Dân làm thì lợi
Quần Đảo Hoàng Sa hiện là một khu vực tranh chấp và được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam và nhiều nước khác. Quần đảo này đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hoà (Nam Việt Nam) vào năm 1974.
Anh Phiếu nói: "Tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympics trong sáng, mà đã bị chính trị hoá bởi Ban Tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008".
Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ ngày hôm nay 09.04, anh Phiếu cho rằng bức thư mang tính chất cá nhân của anh có lợi cho đất nước và cho Chính phủ Việt Nam.
Anh nói: "Trong vấn đề ngoại giao đối với Trung Quốc, một nước lớn bên cạnh Việt Nam, việc đối ngoại phải hết sức khéo léo. Có những vấn đề Nhà nước lên tiếng thì có lợi, có những vấn đề người dân lên tiếng thì có lợi".
Tháng trước, trên mạng internet tại Việt Nam, cộng đồng bloggers Việt và nhiều giới khác cũng đã bàn bạc về khả năng tổ chức các hoạt động phản đối lễ rước đuốc của Trung Quốc ở Việt Nam mà theo kế hoạch sẽ đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng Tư này.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/04/080409_le_minh_phieu.shtml

Tuesday August 19, 2008 - 10:56pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hàng loạt công nhân viên chức bỏ việc

source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080722_govt_employees.shtml