Tuesday, 7 July 2009

Tranh cãi trách nhiệm về lao động nước ngoài






























Binh_Vietnam's Blog Full Post View List View
Hi, my friends. Wellcome to my site, my memory and my life. Best wish to u and we r happy in God. Binh Arch
Tranh cãi trách nhiệm về lao động nước ngoài


Giới chức nói cần 'tế nhị' với số lao động Trung Quốc ở Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Lao động bác bỏ phê phán rằng bộ của bà chịu trách nhiệm chính cho tình trạng gia tăng lao động nước ngoài bất hợp pháp.
Có phê phán từ Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội rằng cơ quan quản lý Nhà nước về lao động có lỗi buông lỏng vấn đề cấp phép và quản lý.
Thống kê chính thức nói 30% trong số 50.000 người nước ngoài làm việc ở Việt Nam là ở dạng bất hợp pháp, chủ yếu vào bằng đường visa du lịch.
Nhưng nói với báo giới hôm 25.5, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng phải tính đến trách nhiệm địa phương.
Bà nói: "Trách nhiệm này của Bộ LĐ-TB và XH thì cũng không sai, nhưng mà rõ ràng khi tôi phân tích ra trách nhiệm của từng cơ quan ở mức độ nào phải đặt ra thật khách quan để tìm ra cần phải sửa chỗ nào."
"Nếu tôi nói trách nhiệm của Bộ LĐ-TB và XH thì làm sao tôi sửa được vì tôi không cấp giấy phép cho ai vào đây hết."
Bà bộ trưởng cũng ngầm ám chỉ nhiều địa phương và chủ đầu tư không báo cáo kịp thời về số người vào Việt Nam qua đường du lịch rồi ở lại.
Nếu tôi nói trách nhiệm của Bộ LĐ-TB và XH thì làm sao tôi sửa được vì tôi không cấp giấy phép cho ai vào đây hết.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân
Bà nói: "Trong tổ chức thực hiện có nơi này, nơi nọ chưa tuân thủ đúng việc sử dụng lao động."
'Chưa xử lý nghiêm'
Trước đó, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nói với báo chí Bộ Lao động có "trách nhiệm chính" vì tình trạng có nhiều người nước ngoài lao động không giấy phép.
Hồi tháng Tư, ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa nhận "chưa có ai bị trục xuất" mà thường chỉ là xử phạt hành chính.
Ông Hòa nói: "Do nhiều nguyên nhân, hiện chúng ta vẫn chưa xử lý nghiêm vấn đề này."
Một ví dụ gây tranh cãi về lao động nước ngoài vào Việt Nam qua đường du lịch là dự án bauxite Tân Rai ở tỉnh Lâm Đồng.
Nhà thầu Chalieco Trung Quốc bị cáo buộc đã đưa nhiều người Trung Quốc tham gia dự án bằng visa du lịch.
Trả lời báo trong nước, ông Lê Thanh Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, thừa nhận tỉnh ít quan tâm vì ban đầu chỉ có "100 lao động" Trung Quốc ở dự án.
Ông nói chính quyền địa phương chỉ có thể nhắc nhở, do "quan hệ quốc tế giữa hai bên, không phải muốn làm gì cũng được".
SOURCE
BBC Vietnamese
Friday May 29, 2009 - 04:48am (EDT)
Permanent Link 0 Comments
TQ xác nhận 'đuổi tàu nước ngoài'

TQ xác nhận 'đuổi tàu nước ngoài'

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi
Trang mạng Trung Quốc loan tin hôm 24/5, tàu Trung Quốc đã "trục xuất thành công" bốn tàu cá nước ngoài trên Biển Đông.
Ấn bản tiếng Hoa của China News Service tường thuật vào lúc 11h30 ngày 24/5, đội tuần tiễu của Trung Quốc "phát hiện" có bốn tàu nước ngoài xâm phạm hải phận.
Con tàu Ngư chính mang số hiệu 44183 đã áp sát, "tiến hành kiểm tra một trong các tàu khả nghi".
Bài tường thuật nói sau một tiếng đồng hồ, người của Trung Quốc đã "khống chế chín người trên tàu" và "trục xuất tàu cá nước ngoài ra khỏi hải phận Trung Quốc".
Bản tin cho biết hai chiếc tàu "tiên tiến nhất" của tỉnh Quảng Đông vào hôm 16/5 đã khởi hành về hướng quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) để cùng đi với tàu Ngư chính 311.
Trước đó, hồi giữa tháng Ba, người ta biết rằng tàu Ngư chính 311 đi tới khu vực biển Hoàng Sa và Trường Sa làm nhiệm vụ tuần tiễu.
Cục Ngư chính khu vực biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói việc đưa tàu Ngư chính 311, nguyên thủy là tàu chiến, vào sử dụng là "tăng thêm sức mạnh mới cho việc quản lý biển ở khu vực biển rộng lớn phía nam Trung Quốc".
Trung Quốc nói nhiệm vụ của tàu 311 là hộ tống ngư dân Trung Quốc và thực hiện chủ quyền Trung Quốc đối với các đảo trên vùng Biển Đông mà họ gọi là Nam Hải.
Theo bản tin mới nhất của China News Service, việc ba con tàu Ngư chính 44183, 44061 và 331 cùng phối hợp trên biển đánh dấu sự hình thành của một đội cảnh vệ bảo vệ cá lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Bản tin nói thêm tàu Trung Quốc hôm 25.5 đã quay trở về thả neo ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng), để "một khi phát hiện tàu nước ngoài xâm phạm, sẽ lập tức nhổ neo thi hành nhiệm vụ".
Hai bên sẽ nhanh chóng hoàn tất công tác phân giới cắm mốc biên giới lãnh thổ, đồng thời tích cực đàm phán về các vấn đề trên biển.
Lãnh đạo Trung - Việt
Đuổi tàu Việt Nam?
Trong khi đó, tin từ Việt Nam cho hay có một tàu đánh cá của ngư dân Bình Chánh, Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị "tàu lạ đánh đắm" ngoài khơi vào tuần trước.
Cán bộ địa phương ở xã Bình Chánh nói với BBC rằng 26 ngư dân trên tàu đã được cứu thoát sau khi tàu của họ bị một con tàu khác đâm vào lúc 3h sáng ngày 19/5, khi tàu câu mực của người dân địa phương đang ra đánh bắt ở vùng Biển Đông.
Truyền thông Việt Nam cũng nhắc đến vụ việc và nói cú đâm xảy ra trong bóng tối nên các thuyền viên không nhận biết được quốc tịch tàu lạ.
Giới chức địa phương cũng không nói thêm về con tàu nước ngoài, chỉ cho biết sau cú va chạm mạnh, tất cả 26 thuyền viên bị rơi xuống biển.
Các thuyền viên phải bám vào các can nhựa, phao cứu sinh để không bị chìm và được một tàu câu mực khác cùng quê cứu thoát.
Địa điểm câu mực không được nói rõ nhưng căn cứ vào độ vĩ tuyến và kinh tuyến - (tọa độ 10'54 độ vĩ bắc, 111 độ kinh đông) - thì đây là khu vực không xa quần đảo Hoàng Sa.
Sự kh́ac biệt giữa tin từ phía ngư dân Việt Nam và tin China News đặt câu hỏi có một hay nhiều vụ xảy ra trên Biển Đông trong những ngày qua.
Tranh chấp biển hiện đang là đề tài gây căng thẳng hai bên Trung Quốc và Việt Nam dù quan hệ hai đảng lãnh đạo chính thức vẫn nồng thắm.
Cùng thời gian, báo chí Việt Nam hôm 26/05 loan tin Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc đã có buổi gặp với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh của Việt Nam nhân chuyến sang dự hội nghị ASEM tại Hà Nội tuần này.
Thông tấn xã Việt Nam cũng đưa tin ông Dương và người tương nhiệm Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thảo luận về "đối tác chiến lược Việt Nam -Trung Quốc".
Hai bên được nói là muốn "nhanh chóng hoàn tất những công việc còn lại trong công tác phân giới cắm mốc biên giới lãnh thổ, đồng thời tích cực đàm phán về các vấn đề trên biển".
Lãnh đạo cao cấp hai bên cũng muốn chuẩn bị cho "Năm Hữu nghị Việt - Trung 2010".
Cho đến chiều 26/05, Thông tấn xã Việt Nam hay báo Nhân Dân chưa thấy nói gì về các vụ tàu đánh cá Việt Nam bị tấn công hoặc bị đuổi khỏi khu vực Hoàng Sa dù dư luận mạng và các đài báo tiếng Việt ở nước ngoài đã liên kết hai vụ việc và đặt câu hỏi về động thái mới này của phía Trung Quốc.
SOURCE
BBC Vietnamese

Tuesday May 26, 2009 - 10:15pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Tàu lạ đánh chìm tàu đánh cá VN

Tàu lạ đánh chìm tàu đánh cá VN

Tàu đánh cá ở Quảng Ngãi (ảnh minh họa)
Tàu 'quốc tịch chưa xác định' đánh chìm tàu của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam gây ra các bình luận đặt câu hỏi có phải tàu Trung Quốc là thủ phạm.
Một cán bộ địa phương ở xã Bình Chánh nói với BBC rằng 26 ngư dân trên tàu đã được cứu thoát sau khi tàu của họ bị một con tàu khác tông vào.
Vụ việc được cho là xảy ra lúc 3h sáng ngày 19/5, khi tàu câu mực của người dân địa phương đang ra đánh bắt ở vùng biển Đông.
Truyền thông nhà nước nhắc đến vụ việc nhưng không nêu quốc tịch của 'tàu lạ'.
Giới chức địa phương cũng không nói thêm về con tàu nước ngoài, chỉ cho biết sau cú va chạm mạnh, tất cả 26 thuyền viên bị rơi xuống biển. Các thuyền viên phải bám vào các can nhựa, phao cứu sinh để không bị chìm.
Nhưng 'tàu lạ' không dừng lại để cứu mà họ may mắn có một tàu câu mực khác của ông Bùi Đức Quang cùng quê cứu thoát.
Địa điểm câu mực không được nói rõ nhưng căn cứ vào độ vĩ tuyến và kinh tuyến - (tọa độ 10'54 độ vĩ bắc, 111 độ kinh đông) - thì đây là khu vực không xa quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó không lâu, Trung Quốc tuyên bố cử hai tàu hải quân cũ đến vùng Biển Đông để 'tuần tra' sau khi ra lệnh cấm các bên không được đánh cá ở đây trong một giai đoạn do Trung Quốc đặt ra.
Chính điều này đã gây ra các câu hỏi, chủ yếu trên những trang mạng tiếng Việt ở nước ngoài, cho rằng giới quan sát tin tàu Trung Quốc gây ra vụ việc.
Tuy nhiên, trong quá khứ cũng đã có các vụ tàu đánh cá hay vận tải của Việt Nam bị đâm hoặc va chạm vào các tàu nước ngoài khác trên Biển Đông.
source
BBC Vietnamese

Saturday May 23, 2009 - 09:39pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Trung Quốc đưa tàu lớn tới Hoàng Sa

Trung Quốc đưa tàu lớn tới Hoàng Sa

Căng thẳng ở Biển Đông gia tăng sau hạn nộp tuyên bố chủ quyền hôm 13 tháng Năm
Trung Quốc đã lần đầu tiên đưa tàu lớn tới Hoàng Sa, một ngày sau khi Việt Nam phản đối việc Bắc Kinh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Tân Hoa Xã loan tin tàu Ngư Chính (số 44183) lớn nhất của tỉnh Quảng Đông lần đầu tiên tuần tra quần đảo Hoàng Sa đã tới cảng Tam Á ngày 17 tháng 5 sau chuyến hành trình 360 hải lý.
Chiếc thuyền này cùng với một thuyền Ngư Chính khác (số 44061) xuất phát từ thành phố Trạm Giang hợp thành biên đội sẽ đến hải vực "Tây Sa" vào ngày 19 tháng 5 để tiến hành hoạt động tuần tra nghề cá và bảo vệ chủ quyền.
Trước đó, theo hãng thông tấn Đức DPA từ Hà Nội hôm 18/05/09, Việt Nam đã xác nhận chuyện họ phản đối tuyên bố của Trung Quốc về việc cấm đánh cá ở nhiều vùng tại Biển Đông từ ngày 16 tháng Năm tới ngày 1 tháng Tám để tránh đánh cá quá mức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng khẳng định chủ quyền đối với đặc khu kinh tế xung quanh đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi việc áp đặt lệnh cấm của Trung Quốc là 'xâm phạm lãnh thổ Việt Nam'.
Ông Dũng cũng kêu gọi Trung Quốc giải quyết vấn đề đánh cá và các tranh cãi khác theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc nói bất kỳ tàu đánh cá nào, dù là của Trung Quốc hay của nước ngoài, không tuân theo lệnh cấm đánh cá cũng sẽ bị trừng phạt.
'Vi phạm'
DPA cũng trích lời Chủ tịch Hiệp hội Hải sản Việt Nam Nguyễn Việt Thắng nói rằng việc cấm đánh cá của Trung Quốc sẽ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho Việt Nam.
Ngay cả khi các tàu đánh cá Việt Nam không hoạt động trong các vùng biển (bị cấm) này, Trung Quốc vẫn bắt họ và đòi tiền phạt.
Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Hải sản
Ông nói tàu Trung Quốc thường xuyên bắt tàu Việt Nam.
''Ngay cả khi các tàu đánh cá Việt Nam không hoạt động trong các vùng biển (bị cấm) này, Trung Quốc vẫn bắt họ và đòi tiền phạt.''
Trong khi đó theo Tân Hoa Xã, chỉ huy phụ trách tàu Ngư Chính Chu Thế Hùng cho biết tàu Ngư Chính lớn nhất Quảng Đông thuộc về tổng đội Chu Hải sẽ tuần tra quần đảo "Tây Sa" trong vòng nửa tháng.
Đây cũng là lần đầu tiên chi đội Chu Hải thuộc Ngư Chính Quảng Đông tham gia tổ chức tuần tra với khu cục "Nam Hải" làm nhiệm vụ tại quần đảo "Tây Sa", và cũng là lần đầu tiên làm nhiệm vụ viễn dương ở khu vực xa nhất.
Ông Chu Thế Hải đã nói với Tân Hoa Xã rằng tàu Ngư Chính 44183 là tàu có trọng tải lớn nhất của tỉnh Quảng Đông, sức bạt nước 500 tấn và di chuyển với vận tốc rất nhanh.
Hệ thống thiết bị thông tin của Ngư Chính 44183 được cho là tiên tiến so với các tàu khác, có phòng thí nghiệm và các thiết bị đo đạc chụp hình dưới đáy biển.
Hãng DPA nói căng thẳng về chủ quyền Biển Đông đã tăng lên sau hạn chót ngày 13 tháng Năm để các nước trình đòi hỏi chủ quyền cho Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Bắc Kinh đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Malaysia và một số nước khác và nói các đòi hỏi này vi phạm tuyên bố chủ quyền của chính Trung Quốc ở biển 'Nam Trung Hoa'.
Trong một bài trên báo Singapore, tờ Strait Times 18/05, học giả Michael Richardson nói trên thực tế Trung Quốc đang đòi làm chủ "80 phần trăm vùng biển Đông Nam Á", không chỉ gồm tất cả các đảo và quần đảo mà còn đến sát cả bờ biển bang Sarawak của Malaysia và đảo Natula của Indonesia.
SOURCE
BBC Vietnamese

Tuesday May 19, 2009 - 09:40pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Nhóm trí thức bauxite ra thư ngỏ thứ ba

Nhóm trí thức bauxite ra thư ngỏ thứ ba

Nhóm trí thức Việt Nam muốn Quốc hội ra nghi quyết toàn diện về bauxite.
Nhóm trí thức Việt Nam, gồm các chuyên gia người Việt trong và ngoài nước chủ trương không tiếp tục dự án bauxite ở Tây Nguyên, vừa ra bản kiến nghị mới nhất.
Tài liệu mang tên "Thư ngỏ số 3" có tiêu đề "Gửi các đại biểu quốc hội khóa 12", công bố ngày 17 tháng Năm 2009.
Kỳ họp thứ năm quốc hội khóa 12 khai mạc ngày 20 tháng Năm.
Nói chuyện với đài BBC, giáo sư Nguyễn Huệ Chi thành viên sáng lập của nhóm trí thức bauxite, nói phiên họp của quốc hội là cơ hội tốt để truyền tải thông điệp hãy cân nhắc kỹ dự án bauxite tới tới các đại biểu.
"Chúng tôi thấy cần phải gửi ngay một cái lá thư, coi như gút lại kiến nghị và các lá thư từ trước để mà nhấn cái điểm nhấn cho các đại biểu quốc hội bước vào họp có thêm cái sự tin tưởng đối với tiếng nói của chúng tôi và của hàng ngàn con người ký tên vào kiến nghị khi bước vào bàn luận vấn đề bauxite này."
Thư ngỏ kêu gọi đại biểu quốc hội đưa chủ đề bauxite Tây Nguyên vào nghị trình hội họp, và ra một nghị quyết toàn diện về khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Tài liệu nhấn mạnh nhóm trí thức Việt Nam muốn ngưng toàn bộ dự án khai thác bauxite, cho dù đã ký hợp đồng với các đối tác như Úc, Nga, Trung Quốc.
Họ muốn ngưng dự án trong thời gian 20-30 năm, theo họ để cho thế hệ sau, "với trình độ kỹ thuật cao hơn" trở lại xem xét khả năng khai thác.
Lá thư, được đăng trên mạng www.bauxitevietnam.info, kêu gọi quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Công thương ra điều trần.
Và kêu gọi các đại biểu "ra nghị quyết cách chức vị Bộ trưởng không xứng đáng của bộ này," bức thư ngỏ viết.
Bauxite và quốc hội
Hiện nay đang có đề nghị chính phủ chuẩn bị báo cáo chuyên đề về khai thác bauxite tại Tây Nguyên để "cung cấp thông tin" cho các đại biểu.
Quan điểm này đã được ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Quốc hội nhắc tới trong phiên họp kết thúc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5.
Trước đó trong cuộc tiếp xúc với cử tri Hà Nội, cũng ông Nguyễn Phú Trọng thông báo, trong báo cáo về kinh tế xã hội đọc trước Quốc hội lần này, Chính phủ sẽ dành một phần để đánh giá dự án khai thác bô-xít.
Phần đánh giá này là tổng hợp báo cáo của các bộ như Công thương, Công nghệ và Môi trường đệ trình theo yêu cầu của chính phủ.
Trong khi đó tiến sĩ Nghiêm Vũ Khải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của quốc hội cho mạng tin điện tử Vietnam.net hay Ủy ban chưa được phân công thẩm tra báo cáo của chính phủ về bauxite.
Tháng Ba vừa qua, ông Khải nói, Ủy ban đã "chủ động" cử đoàn công tác đi khảo sát thực tế tại Tây Nguyên để có thông tin gửi tới đại biểu quốc hội.
Khi phái viên hỏi liệu quốc hội có quyền xét duyệt dự án khai thác bauxite tại Nhân Cơ, do tác động đến môi trường và tầm quan trọng về an ninh quốc phòng hay không, ông Khải nói:
"Nếu chỉ xét riêng một phần của quy hoạch, là dự án đầu tư xây dựng đường sắt vận chuyển alumina thì quy mô đầu tư đã vượt quá 20.000 tỷ đồng và chỉ riêng dự án đó đã phải trình quốc hội."
SOURCE
BBC Vietnamese

Monday May 18, 2009 - 10:23pm (EDT) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment