Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA
Nguyễn Kỳ Phong
Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ
Trang bìa tài liệu về gia đình Ngô Đình Diệm, giải mật đầu năm nay
Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam.
"Lần đầu tiên" trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai sử kể (narrative history), có đầu đuôi, chú thích - và quan trọng hơn hết - tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả. Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để "kính tường."
Gia đình họ Ngô
CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.
Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo.
Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày "di cư và tập kết" hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn - và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission.
Tài liệu cho biết thêm một số chi tiết về chính quyền Ngô Đình Diệm
CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.
Liên lạc Ngô Đình Nhu
Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô.
Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.
Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. ... "Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc" do CIA khoản đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.
CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA.
Nguyễn Kỳ Phong
Trong cuộc tranh chấp - rồi sau đó là giao chiến - giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật - đôi khi trái phép - của ông Cẩn, thì ông Nhu "đưa hai tay lên trời" với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.
Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với "lãnh chúa" Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.
Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission - và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đình Diệm.
Liên lạc đối lập
Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập "ngay sau lưng ông Nhu," để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một "hăm dọa" của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính - điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!
Năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống. Nhưng gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì chia rẽ từ trong nhà.
Nguyễn Kỳ Phong
Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu "cằn nhằn, to tiếng" cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng - thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung.
Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.
Các tướng lĩnh miền Nam
Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa), cũng tương đối "tối mật" so với những tài liệu được CIA công bố trước đây.
Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.
Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh "chỉnh lý" tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.
Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy. Tướng Khánh rất ngây thơ khi "hù" tướng Thiệu là Mỹ sẽ "chơi" ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh gần Cai Lậy ngày 25.8.1972
Chân dung một số vị tướng
Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch "kín" đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh "ngớ" ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp.
Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn, với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ "nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng."
Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia ... và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt.
Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định "bắt liên lạc" với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên.
Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH - nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan - thấy Hoa Kỳ sẵn sàng "xé lẻ" nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.
Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.
Cảnh di tản ở Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30.4.1975
Nội bộ VNCH
CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chính và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp - nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả - Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.
CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chánh và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975.
Nguyễn Kỳ Phong
Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, "nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói" ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi - một thân tín của ông Kỳ - ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ.
Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ.
Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!
Một số tài liệu giải mật cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.
Nguyễn Kỳ Phong
Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố - trong cao điểm của cuộc tấn công - là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là "... sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân."
Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này (tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.
Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.
source
BBCVietnamese
Wednesday May 6, 2009 - 09:55pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
chém cá tràng kình ngoài biển Đông
Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cỡi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.
source
Trieu Thi Trinh
pix-source
nguyentl.free.fr/html
Monday May 4, 2009 - 11:32am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bản Ðồ Quần Ðảo Hoàng Sa
Bản Ðồ Quần Ðảo Hoàng Sa
Bản Ðồ Nhóm Ðảo Nguyệt Thiềm (Hoàng Sa)
Bản Ðồ Biển Ðông
source :
Một Thời Phan Châu Trinh Ðà Nẵng
Monday May 4, 2009 - 03:19am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bí mật về ngàn ngôi mộ không xác trên đảo Lý Sơn
Bí mật về ngàn ngôi mộ không xác trên đảo Lý Sơn12/03/2009 19h40 (GMT+7)(VTC News) - Trong ráng chiều vàng vọt, khi tán dừa đổ dài nối nhau vắt qua hòn đảo, người đàn bà trẻ vẫn quỳ lạy bên nấm mồ trông như đụn cát với khói hương nghi ngút. Nấm mồ chị đang vái lạy là mộ chôn xác được nặn bằng đất thay cho hài cốt của chồng chị không biết ở phương nào ngoài biển khơi mịt mùng...Thi thoảng chị lại nhìn ra phía biển. Những ngọn sóng bạc đầu vẫn đuổi nhau bất tận. Trên đầu sóng ngọn gió không có tuổi ấy, chồng chị cùng với không ít người dân trên hòn đảo này đã ra đi mà không trở về. Ngôi mộ lớn nhất đảo và…Biển Đông có rất nhiều đảo, nhưng không đâu như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), có ước chừng tới cả ngàn ngôi mộ chôn những pho tượng đất thay cho người chết như thế.Lẫn trong những luống tỏi, trên những bãi cát trắng hoang hoải, là những nấm mộ gió. Gió biển quanh năm vô tình gặm mòn những nấm mộ đắp bằng cát trắng.
Những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn.Người hiện nay vẫn âm thầm làm cái công việc làm phúc là nặn những cái xác bằng đất sét đó là một ông thầy cúng kỳ lạ. Mấy chục năm nay, ông lặng lẽ lên núi Giếng Tiền đào đất về nặn xác, gọi hồn người chết trở về để phần nào làm vơi đi nỗi đau mất người thân của không ít người dân trên đảo.Ông là Võ Văn Toại năm nay 70 tuổi. Tướng mạo không có gì đặc biệt, ngoài mái tóc bạc trắng như cước. Gặp ông sau một đám tang, nhắc đến những ngôi mộ gió trên đảo, ông Toại liền dẫn tôi ra ngôi miếu thiêng thờ hải đội Hoàng Sa nằm giữa đảo. Sau ngôi miếu thờ loang lổ vết thời gian ấy là nấm mộ gió dài của cai đội Phạm Quang Ảnh.
Ông Toại cùng tác giả bên ngôi mộ gió lớn nhất trên đảo.Theo ông Toại, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo có cách đây hơn 200 năm. Những ngôi mộ gió có thể nói là đầu tiên trên đảo là mộ của Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa.Ngày ấy Phạm Quang Ảnh cùng với 70 suất lính với 5 chiến thuyền làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển và đo đạc thủy trình, tìm kiếm, khai thác những sản vật quý cung tiến triều đình. Mỗi chuyến ra khơi có khi kéo dài tới 6 tháng.Phương tiện ra khơi ngày ấy khi đó chỉ là những chiến thuyền nhỏ. Chuyến đi dài ngày, sóng to gió lớn, bão gió thường xuyên, lại không ít lần gặp cướp biển, nên nhiều chiến thuyền đã ra đi mãi mãi, không một người trở về. Rồi một lần Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi... Vua Gia Long đau lòng, ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Trong đoàn tùy tùng phục vụ lễ chiêu hồn có một thầy phong thủy nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Thầy phong thủy sai dân chúng lên núi Giếng Tiền lấy đất sét về, nhào nặn cho nhuyễn, rồi tự tay ông nặn đất thành hình 25 người đã chết. Ông cứ nặn đến khi nào những người thân thấy giống người chết mới thôi.
Mộ gió giữa ruộng tỏi trên đảo Lý Sơn.Nặn xong 25 tượng đất của hải đội, ông lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng đất, rồi đem an táng như người chết bình thường, cũng quần dài, áo the, khăn xếp, cũng quan quách đầy đủ. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ. Sau này, qua nhiều lần mưa gió, xói mòn, đắp lại, 25 ngôi mộ riêng biệt đã thành một ngôi mộ lớn, dài hơn chục mét như ngày nay. Và cũng từ đó những người dân đi biển không may gặp nạn không vớt được xác, người thân của họ trên đảo đắp mộ gió cho họ… "Nhà điêu khắc" của… người âmTừ ngày có tập tục làm mộ gió, cách nay đã gần 200 năm, đảo Lý Sơn luôn có một người duy nhất làm công việc này. Trước khi ông thầy cúng chết, bao giờ họ cũng gọi một người tin cậy, không nhất thiết là người thân, đến bên cạnh và trao lại tất cả những tài liệu hướng dẫn cách nặn tượng, cúng chiêu hồn. Người được giao phó trọng trách đều dốc hết tâm sức làm việc.
Ông Võ Văn Toại.Theo ông Toại, hồi ông nhận trọng trách kỳ lạ này, cứ như thể ông là người khác, ngày đêm ông miệt mài vùi đầu vào đống tài liệu và không hiểu sao cái đầu của ông khi ấy sáng suốt đến vậy, cứ đọc đâu thuộc đấy. Trung bình, mỗi năm ông nặn tượng, gọi hồn, làm lễ an táng cho trên dưới chục người chết mất xác ngoài biển. Đau lòng nhất là sau những trận bão lớn, có khi ông Toại phải làm lễ an táng một lúc cho cả chục ngư dân. Người ta dựng lều trước biển, sắp cả dãy quan tài. Ông Toại thâu đêm suốt sáng nặn tượng trong khói hương nghi ngút và gió biển lồng lộng. Việc nặn tượng thay hình người chết rất công phu. Ông phải lên đỉnh núi Giếng Tiền, là miệng núi lửa đã nằm im từ hàng triệu năm trước để lấy đất sét. Số lượng đất sét lấy được phải đủ để đắp một hình nhân có kích thước như người thật. Cũng chính vì lý do dùng đất sét nặn hình người chết mà từ xưa đến nay người dân đảo Lý Sơn không bao giờ dùng đất sét làm nhà.Ông Toại bảo rằng, cây dâu, con tằm là biểu tượng của cuộc sống thiên biến vạn hóa, sự xoay vần của trời đất. Con tằm ăn dâu, nhả ra tơ, đan thành kén, đẻ ra nhộng, sinh ra bướm, mới hóa con tằm. Cũng chính vì vậy mà ông dùng tơ tằm làm những sợi gân cho hình nhân. Cành dâu chẻ đôi xếp vào bụng tượng đất làm xương sườn. Đàn ông 7 nhánh, đàn bà 9 nhánh xương sườn. Xương sống, xương ống tay, ống chân đều được làm bằng thân cây dâu. Một vốc đất đen lấy ở chỗ ngã ba đường được nhào nước cho dẻo rồi nặn thành lá gan. Đốt cây thụ đao, một giống cây bông trắng, trái chùm mọc nhiều trên đảo Lý Sơn để lấy than làm phổi. Than củi thụ đao rất lạ, cứ quánh vào nhau, trông như lá phổi thật.Mọi bộ phận của con người, từ mắt, mũi, miệng, tai, đến cả hậu môn, bộ phận sinh dục đều phải đầy đủ như một người thật. Số đất sét lấy về phải được nặn bằng hết, bởi người ta tin rằng, đất sét còn thừa, rơi vãi, cũng như xương thịt của người chết vẫn còn thất lạc. Những nét cơ bản của người chết phải được thể hiện rõ trên tượng. Bước cuối cùng là dùng lòng đỏ trứng gà quét lên khắp hình nhân. Khi trứng khô, trông da tượng như da người thật. Tượng nặn xong thì được mặc quần áo, đồ liệm giống như người thật, linh vị đặt trên mặt, rồi người ta khiêng đặt vào quan tài, để ông Toại làm lễ chiêu hồn. Lễ cúng chiêu hồn diễn ra rất dài. Ông Toại ngồi đọc hết mấy cuốn sách cúng trong khói hương nghi ngút. Lời cúng gọi hồn nhập tượng rù rì trước sóng biển ào ào như những áng văn đầy mộng mị: “Cõi u minh khó lòng tưởng tượng/ Chất trong chất đục phong hóa từ đầu/ Ngoảnh sang Đông, ngóng về Tây/ Hướng đi mơ màng dễ lạc bến/ Ôi sắc nước hương trời xa đôi nẻo, lòng dễ mến yêu/ Thủy phủ khiến sức nước ngưng/ Buổi sáng trong veo như trang điểm/ Cho hồn các vị tựa hàng tiên/ Tiếng sóng động đông đài/ Tưởng niệm dấu thần phương nao mờ mịt/ Ngóng hồn thiêng xa vời vợi mong được hàm ơn…”.Một cỗ thuyền mô hình, với những mâm lễ được thả xuống biển cúng linh hồn cùng các vị thần ngự ngoài biển khơi. Cúng chiêu hồn xong, người ta tin rằng linh hồn người chết mất xác đã trở về nhập vào hình nhân để an nghỉ, phù hộ cho những người thân còn sống. Người ta thả quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Ngày giỗ, người thân ra mộ thắp hương, lễ thanh minh cũng đi tảo mộ như những ngôi mộ khác.Với khí hậu khô nóng, mưa ít, nắng nhiều, nên những tượng đất dưới mộ ở đảo Lý Sơn được bảo vệ rất tốt. Theo ông Toại, nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, khi cải táng ra chỗ khác, tượng hình nhân vẫn nguyên vẹn. Đi khắp đảo Lý Sơn, đến bãi tha ma nào cũng gặp mộ gió. Không có đất, người ta đắp mộ gió cả trong ruộng tỏi, ngay trong vườn nhà. Những buổi chiều sóng yên bể lặng, tôi gặp rất nhiều đàn ông thắp hương quỳ lạy trước mộ gió. Họ tưới rượu trắng lên nấm mồ để cầu vong hồn phù hộ cho chuyến đi biển lúc rạng đông. Những ngày biển động, sóng to gió lớn, những người đàn bà quỳ lạy trước mộ từ chiều đến nhọ mặt người mới đứng lên. Họ cầu linh hồn người đã chết phù hộ cho chồng, con thoát khỏi hiểm nguy trên biển …Phạm Ngọc Dương
source
The Gioi Nguoi Viet
Tuesday April 28, 2009 - 10:25pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Những người dân mới của thủ đô
Những người dân mới của thủ đô
Nhiều người dân vừa trở thành cư dân mới của thủ đô chưa kịp vui mừng đủ lâu thì hàng trăm dự án đã tước đi niềm vui ấy khi chiếc cần câu của họ đang chờ ngày bị tước đi
Trần Việt Đức thực hiện
Ông Quách Đình Tư, cựu chiến binh Mường, ngồi giữa, nói: “Bán hết đất cho các dự án rồi chắc là em lại ra đường đánh đàn xin tiền thôi bác ạ. Em đánh đàn hay lắm”
Nhóm nông dân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang đứng nhìn những chiếc xe ben của một công ty tư nhân đổ đất lên ruộng lúa ba tháng tuổi đang nuôi đòng của họ
Dân Hà Nội ở Lương Sơn trên những con đường lầy lội
Những đồi chè thơ mộng ở Ba Vì được ký giao cho công ty cổ phần Việt Mông trước ngày Hà Tây kịp thuộc về Hà Nội
Một cựu chiến sĩ đặc công bươn chải ở Chương Mỹ vừa nhập vào Hà Nội
Ruộng lúa bị lấy đi – khoảng 50.000 hecta đất lúa hai vụ, người dân buộc phải làm vấy vá những nghề tạm bợ có thể
Một ngôi làng rất đẹp ở xã Tân Hoà, Quốc Oai
source
http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=50500&fld=HTMG/2009/0426/...
Tuesday April 28, 2009 - 12:30am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Nguyễn Kỳ Phong
Viết riêng cho BBCVietnamese.com từ Hoa Kỳ
Trang bìa tài liệu về gia đình Ngô Đình Diệm, giải mật đầu năm nay
Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam.
"Lần đầu tiên" trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai sử kể (narrative history), có đầu đuôi, chú thích - và quan trọng hơn hết - tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả. Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh vì lý do nghề nghiệp, hay là những tường trình do nhân viên báo cáo về để "kính tường."
Gia đình họ Ngô
CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đình Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.
Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở tình báo ở Sài Gòn: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương Tình Báo.
Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài Gòn tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán tình báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày "di cư và tập kết" hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài Gòn - và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức tình báo. Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy tình hình quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập tình báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission.
Tài liệu cho biết thêm một số chi tiết về chính quyền Ngô Đình Diệm
CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, thì ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đình Diệm.
Liên lạc Ngô Đình Nhu
Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đình Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đình, hoặc thân cận với Nhà Ngô.
Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Tòa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đình ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đình Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.
Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy tình cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ gì chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ý với các thẩm quyền Mỹ. ... "Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc" do CIA khoản đãi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.
CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA.
Nguyễn Kỳ Phong
Trong cuộc tranh chấp - rồi sau đó là giao chiến - giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn Bình Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của Bình Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 thì CIA cắt ngân khoản vì cơ cấu nhân sự không còn hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đã than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đình Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật - đôi khi trái phép - của ông Cẩn, thì ông Nhu "đưa hai tay lên trời" với một thái độ buông xuôi vì ông không thể nào làm gì được.
Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi vòng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài Gòn đối với "lãnh chúa" Ngô Đình Cẩn ở miền Trung.
Với hai Sở CIA ở Sài Gòn hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood thì báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ý chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những gì còn lại của Saigon Military Mission - và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đình Diệm.
Liên lạc đối lập
Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập "ngay sau lưng ông Nhu," để trong trường hợp phải thay đổi cấp lãnh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một "hăm dọa" của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính - điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rõ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới tình báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà còn thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!
Năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống. Nhưng gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì chia rẽ từ trong nhà.
Nguyễn Kỳ Phong
Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đình ông Diệm cũng hủy hoại, vì sự chia rẽ từ anh em trong nhà. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những gì ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu thì thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ý. Ông Diệm không đồng ý, nhưng bà Nhu "cằn nhằn, to tiếng" cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đòi làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng - thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đã chỉ định. Riêng về ông Ngô Đình Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Trình Ấp Chiến Lược ở Miền Trung.
Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do tòa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên tòa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.
Các tướng lĩnh miền Nam
Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa), cũng tương đối "tối mật" so với những tài liệu được CIA công bố trước đây.
Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những gì đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được hòa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đã nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.
Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đã nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung vì phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lý tưởng. Trước ngày tướng Khánh "chỉnh lý" tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.
Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đã đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm gì, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy. Tướng Khánh rất ngây thơ khi "hù" tướng Thiệu là Mỹ sẽ "chơi" ông. Nhưng, như chúng ta đã thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!
Quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh gần Cai Lậy ngày 25.8.1972
Chân dung một số vị tướng
Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết trình về các kế hoạch "kín" đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh "ngớ" ra với những chi tiết tình báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của tình báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp.
Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Phòng và Xây Dựng Nông Thôn, với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ "nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng."
Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan vì sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ý của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ý nghĩ của ông với tình báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia ... và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ còn VNCH một mình đơn thân chống lại Bắc Việt.
Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ý định "bắt liên lạc" với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lý luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lãnh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy lòng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên.
Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng vì áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH - nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan - thấy Hoa Kỳ sẵn sàng "xé lẻ" nếu tình thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.
Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.
Cảnh di tản ở Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30.4.1975
Nội bộ VNCH
CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chính và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967). Vì kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp - nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ), đã cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả - Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải tìm mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.
CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chánh và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975.
Nguyễn Kỳ Phong
Tài liệu trong CIA & Generals nói tình báo Mỹ đã khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, "nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói" ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đã tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi - một thân tín của ông Kỳ - ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ.
Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xã Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lãnh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không còn muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và vì lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ.
Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ý của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà còn phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!
Một số tài liệu giải mật cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.
Nguyễn Kỳ Phong
Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: Tình báo của MACV biết rõ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố - trong cao điểm của cuộc tấn công - là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đã cố ý để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là "... sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân."
Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao mòn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ý cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này (tháng 8 1972 cho đến lúc ký Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.
Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn còn bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đã được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.
source
BBCVietnamese
Wednesday May 6, 2009 - 09:55pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
chém cá tràng kình ngoài biển Đông
Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ngoài biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cỡi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”.
source
Trieu Thi Trinh
pix-source
nguyentl.free.fr/html
Monday May 4, 2009 - 11:32am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bản Ðồ Quần Ðảo Hoàng Sa
Bản Ðồ Quần Ðảo Hoàng Sa
Bản Ðồ Nhóm Ðảo Nguyệt Thiềm (Hoàng Sa)
Bản Ðồ Biển Ðông
source :
Một Thời Phan Châu Trinh Ðà Nẵng
Monday May 4, 2009 - 03:19am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Bí mật về ngàn ngôi mộ không xác trên đảo Lý Sơn
Bí mật về ngàn ngôi mộ không xác trên đảo Lý Sơn12/03/2009 19h40 (GMT+7)(VTC News) - Trong ráng chiều vàng vọt, khi tán dừa đổ dài nối nhau vắt qua hòn đảo, người đàn bà trẻ vẫn quỳ lạy bên nấm mồ trông như đụn cát với khói hương nghi ngút. Nấm mồ chị đang vái lạy là mộ chôn xác được nặn bằng đất thay cho hài cốt của chồng chị không biết ở phương nào ngoài biển khơi mịt mùng...Thi thoảng chị lại nhìn ra phía biển. Những ngọn sóng bạc đầu vẫn đuổi nhau bất tận. Trên đầu sóng ngọn gió không có tuổi ấy, chồng chị cùng với không ít người dân trên hòn đảo này đã ra đi mà không trở về. Ngôi mộ lớn nhất đảo và…Biển Đông có rất nhiều đảo, nhưng không đâu như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), có ước chừng tới cả ngàn ngôi mộ chôn những pho tượng đất thay cho người chết như thế.Lẫn trong những luống tỏi, trên những bãi cát trắng hoang hoải, là những nấm mộ gió. Gió biển quanh năm vô tình gặm mòn những nấm mộ đắp bằng cát trắng.
Những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn.Người hiện nay vẫn âm thầm làm cái công việc làm phúc là nặn những cái xác bằng đất sét đó là một ông thầy cúng kỳ lạ. Mấy chục năm nay, ông lặng lẽ lên núi Giếng Tiền đào đất về nặn xác, gọi hồn người chết trở về để phần nào làm vơi đi nỗi đau mất người thân của không ít người dân trên đảo.Ông là Võ Văn Toại năm nay 70 tuổi. Tướng mạo không có gì đặc biệt, ngoài mái tóc bạc trắng như cước. Gặp ông sau một đám tang, nhắc đến những ngôi mộ gió trên đảo, ông Toại liền dẫn tôi ra ngôi miếu thiêng thờ hải đội Hoàng Sa nằm giữa đảo. Sau ngôi miếu thờ loang lổ vết thời gian ấy là nấm mộ gió dài của cai đội Phạm Quang Ảnh.
Ông Toại cùng tác giả bên ngôi mộ gió lớn nhất trên đảo.Theo ông Toại, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo có cách đây hơn 200 năm. Những ngôi mộ gió có thể nói là đầu tiên trên đảo là mộ của Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa.Ngày ấy Phạm Quang Ảnh cùng với 70 suất lính với 5 chiến thuyền làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển và đo đạc thủy trình, tìm kiếm, khai thác những sản vật quý cung tiến triều đình. Mỗi chuyến ra khơi có khi kéo dài tới 6 tháng.Phương tiện ra khơi ngày ấy khi đó chỉ là những chiến thuyền nhỏ. Chuyến đi dài ngày, sóng to gió lớn, bão gió thường xuyên, lại không ít lần gặp cướp biển, nên nhiều chiến thuyền đã ra đi mãi mãi, không một người trở về. Rồi một lần Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi... Vua Gia Long đau lòng, ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Trong đoàn tùy tùng phục vụ lễ chiêu hồn có một thầy phong thủy nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Thầy phong thủy sai dân chúng lên núi Giếng Tiền lấy đất sét về, nhào nặn cho nhuyễn, rồi tự tay ông nặn đất thành hình 25 người đã chết. Ông cứ nặn đến khi nào những người thân thấy giống người chết mới thôi.
Mộ gió giữa ruộng tỏi trên đảo Lý Sơn.Nặn xong 25 tượng đất của hải đội, ông lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng đất, rồi đem an táng như người chết bình thường, cũng quần dài, áo the, khăn xếp, cũng quan quách đầy đủ. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ. Sau này, qua nhiều lần mưa gió, xói mòn, đắp lại, 25 ngôi mộ riêng biệt đã thành một ngôi mộ lớn, dài hơn chục mét như ngày nay. Và cũng từ đó những người dân đi biển không may gặp nạn không vớt được xác, người thân của họ trên đảo đắp mộ gió cho họ… "Nhà điêu khắc" của… người âmTừ ngày có tập tục làm mộ gió, cách nay đã gần 200 năm, đảo Lý Sơn luôn có một người duy nhất làm công việc này. Trước khi ông thầy cúng chết, bao giờ họ cũng gọi một người tin cậy, không nhất thiết là người thân, đến bên cạnh và trao lại tất cả những tài liệu hướng dẫn cách nặn tượng, cúng chiêu hồn. Người được giao phó trọng trách đều dốc hết tâm sức làm việc.
Ông Võ Văn Toại.Theo ông Toại, hồi ông nhận trọng trách kỳ lạ này, cứ như thể ông là người khác, ngày đêm ông miệt mài vùi đầu vào đống tài liệu và không hiểu sao cái đầu của ông khi ấy sáng suốt đến vậy, cứ đọc đâu thuộc đấy. Trung bình, mỗi năm ông nặn tượng, gọi hồn, làm lễ an táng cho trên dưới chục người chết mất xác ngoài biển. Đau lòng nhất là sau những trận bão lớn, có khi ông Toại phải làm lễ an táng một lúc cho cả chục ngư dân. Người ta dựng lều trước biển, sắp cả dãy quan tài. Ông Toại thâu đêm suốt sáng nặn tượng trong khói hương nghi ngút và gió biển lồng lộng. Việc nặn tượng thay hình người chết rất công phu. Ông phải lên đỉnh núi Giếng Tiền, là miệng núi lửa đã nằm im từ hàng triệu năm trước để lấy đất sét. Số lượng đất sét lấy được phải đủ để đắp một hình nhân có kích thước như người thật. Cũng chính vì lý do dùng đất sét nặn hình người chết mà từ xưa đến nay người dân đảo Lý Sơn không bao giờ dùng đất sét làm nhà.Ông Toại bảo rằng, cây dâu, con tằm là biểu tượng của cuộc sống thiên biến vạn hóa, sự xoay vần của trời đất. Con tằm ăn dâu, nhả ra tơ, đan thành kén, đẻ ra nhộng, sinh ra bướm, mới hóa con tằm. Cũng chính vì vậy mà ông dùng tơ tằm làm những sợi gân cho hình nhân. Cành dâu chẻ đôi xếp vào bụng tượng đất làm xương sườn. Đàn ông 7 nhánh, đàn bà 9 nhánh xương sườn. Xương sống, xương ống tay, ống chân đều được làm bằng thân cây dâu. Một vốc đất đen lấy ở chỗ ngã ba đường được nhào nước cho dẻo rồi nặn thành lá gan. Đốt cây thụ đao, một giống cây bông trắng, trái chùm mọc nhiều trên đảo Lý Sơn để lấy than làm phổi. Than củi thụ đao rất lạ, cứ quánh vào nhau, trông như lá phổi thật.Mọi bộ phận của con người, từ mắt, mũi, miệng, tai, đến cả hậu môn, bộ phận sinh dục đều phải đầy đủ như một người thật. Số đất sét lấy về phải được nặn bằng hết, bởi người ta tin rằng, đất sét còn thừa, rơi vãi, cũng như xương thịt của người chết vẫn còn thất lạc. Những nét cơ bản của người chết phải được thể hiện rõ trên tượng. Bước cuối cùng là dùng lòng đỏ trứng gà quét lên khắp hình nhân. Khi trứng khô, trông da tượng như da người thật. Tượng nặn xong thì được mặc quần áo, đồ liệm giống như người thật, linh vị đặt trên mặt, rồi người ta khiêng đặt vào quan tài, để ông Toại làm lễ chiêu hồn. Lễ cúng chiêu hồn diễn ra rất dài. Ông Toại ngồi đọc hết mấy cuốn sách cúng trong khói hương nghi ngút. Lời cúng gọi hồn nhập tượng rù rì trước sóng biển ào ào như những áng văn đầy mộng mị: “Cõi u minh khó lòng tưởng tượng/ Chất trong chất đục phong hóa từ đầu/ Ngoảnh sang Đông, ngóng về Tây/ Hướng đi mơ màng dễ lạc bến/ Ôi sắc nước hương trời xa đôi nẻo, lòng dễ mến yêu/ Thủy phủ khiến sức nước ngưng/ Buổi sáng trong veo như trang điểm/ Cho hồn các vị tựa hàng tiên/ Tiếng sóng động đông đài/ Tưởng niệm dấu thần phương nao mờ mịt/ Ngóng hồn thiêng xa vời vợi mong được hàm ơn…”.Một cỗ thuyền mô hình, với những mâm lễ được thả xuống biển cúng linh hồn cùng các vị thần ngự ngoài biển khơi. Cúng chiêu hồn xong, người ta tin rằng linh hồn người chết mất xác đã trở về nhập vào hình nhân để an nghỉ, phù hộ cho những người thân còn sống. Người ta thả quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Ngày giỗ, người thân ra mộ thắp hương, lễ thanh minh cũng đi tảo mộ như những ngôi mộ khác.Với khí hậu khô nóng, mưa ít, nắng nhiều, nên những tượng đất dưới mộ ở đảo Lý Sơn được bảo vệ rất tốt. Theo ông Toại, nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, khi cải táng ra chỗ khác, tượng hình nhân vẫn nguyên vẹn. Đi khắp đảo Lý Sơn, đến bãi tha ma nào cũng gặp mộ gió. Không có đất, người ta đắp mộ gió cả trong ruộng tỏi, ngay trong vườn nhà. Những buổi chiều sóng yên bể lặng, tôi gặp rất nhiều đàn ông thắp hương quỳ lạy trước mộ gió. Họ tưới rượu trắng lên nấm mồ để cầu vong hồn phù hộ cho chuyến đi biển lúc rạng đông. Những ngày biển động, sóng to gió lớn, những người đàn bà quỳ lạy trước mộ từ chiều đến nhọ mặt người mới đứng lên. Họ cầu linh hồn người đã chết phù hộ cho chồng, con thoát khỏi hiểm nguy trên biển …Phạm Ngọc Dương
source
The Gioi Nguoi Viet
Tuesday April 28, 2009 - 10:25pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Những người dân mới của thủ đô
Những người dân mới của thủ đô
Nhiều người dân vừa trở thành cư dân mới của thủ đô chưa kịp vui mừng đủ lâu thì hàng trăm dự án đã tước đi niềm vui ấy khi chiếc cần câu của họ đang chờ ngày bị tước đi
Trần Việt Đức thực hiện
Ông Quách Đình Tư, cựu chiến binh Mường, ngồi giữa, nói: “Bán hết đất cho các dự án rồi chắc là em lại ra đường đánh đàn xin tiền thôi bác ạ. Em đánh đàn hay lắm”
Nhóm nông dân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang đứng nhìn những chiếc xe ben của một công ty tư nhân đổ đất lên ruộng lúa ba tháng tuổi đang nuôi đòng của họ
Dân Hà Nội ở Lương Sơn trên những con đường lầy lội
Những đồi chè thơ mộng ở Ba Vì được ký giao cho công ty cổ phần Việt Mông trước ngày Hà Tây kịp thuộc về Hà Nội
Một cựu chiến sĩ đặc công bươn chải ở Chương Mỹ vừa nhập vào Hà Nội
Ruộng lúa bị lấy đi – khoảng 50.000 hecta đất lúa hai vụ, người dân buộc phải làm vấy vá những nghề tạm bợ có thể
Một ngôi làng rất đẹp ở xã Tân Hoà, Quốc Oai
source
http://sgtt.com.vn/Detail21.aspx?ColumnId=21&newsid=50500&fld=HTMG/2009/0426/...
Tuesday April 28, 2009 - 12:30am (EDT) Permanent Link 0 Comments
No comments:
Post a Comment