Tuesday, 7 July 2009

Chuyện thường ngày Đừng bán mình
















Chuyện thường ngày Đừng bán mình

TT - Một tờ báo hàng đầu ở Mỹ đang rao bán... trang 1, mặt tiền của tờ báo. Kinh thiệt!
- Sao vậy?
- Vì kinh tế suy thoái, họ đang gặp phải khó khăn. Với lại, tình hình Internet lấn lướt quá, mấy anh báo giấy khó sống. Vậy nên phải bán mặt tiền để người ta làm quảng cáo...

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=296664&ChannelID=88

'Các bên không được làm phức tạp tình hình Biển Đông'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng hôm qua nhấn mạnh, các bên liên quan cần duy trì ổn định tại Biển Đông, sau khi có tin Trung Quốc chủ trương khai thác các đảo không người tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Đảo An Bang thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: VOV.

Theo báo chí Trung Quốc, ngày 10/12 vừa qua Cục Hải dương nước này đã công bố chủ trương khuyến khích các đơn vị, cá nhân khai thác và sử dụng các đảo không có người ở. Tờ báo trực tuyến Kinh tế buổi chiều còn cho rằng, đối với khu vực Hoàng Sa-Trường Sa, việc khai thác các đảo không người "có lợi cho việc bảo vệ chủ quyền biển của Trung Quốc".

source

vnexpress.net

Bắt đầu tuyến xe lửa Nam Ninh - Hà Nội

Từ Nam Ninh tới Hà Nội mất khoảng 12 tiếng đồng hồ
Từ đầu năm mới, hàng ngày đều có các chuyến xe lửa nối liền Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và thủ đô Hà Nội.
Chuyến tàu đầu tiên được khai trương đúng ngày đầu năm 2009, rời Nam Ninh lúc 0938 giờ sáng và tới Hà Nội lúc 1030 tối cùng ngày.

Tân Hoa Xã trích lời ông Trần Bác Sỹ, giám đốc Sở Hỏa xa Nam Ninh, nói lịch tàu Nam Ninh - Hà Nội sẽ như sau:

"Tàu khởi hành từ Nam Ninh lúc 0615 tối và đến Hà Nội vào 0700 sáng hôm sau. Từ Hà Nội, tàu khởi hành lúc 0830 tối và tới Nam Ninh 1005 sáng hôm sau."

source

BBCvietnamese

Thêm chi tiết về phân giới cắm mốc

Thác Bản Giốc là một trong các địa danh được nhắc tới
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng nói không có việc "Việt Nam mất đất" sau khi thông báo hoàn tất phân giới cắm mốc với Trung Quốc.
Ông Dũng đã có bài phỏng vấn được đăng tải trên một số tờ báo trong nước, trong đó ông đưa ra một số chi tiết cụ thể.

Một trong những thành tựu mới đạt được trong vòng đàm phán lần này, theo ông, là "hai bên đã thống nhất biện pháp giải quyết cả gói đối với hai khu vực thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân (bãi Tục Lãm)".

Ông thứ trưởng được trích lời nói: "Tại thác Bản Giốc, thác cao và là thác phụ hoàn toàn thuộc Việt Nam, với thác chính hai bên thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa cuả mặt thác chính, sau đó tiếp tục đi theo dòng chảy chính của sông Quây Sơn".

"Tại cửa sông Bắc Luân, đường biên giới bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ."

source

BBCvietnamese

Khác biệt trong kết hôn với người nước ngoài

Xã hội miền Nam mở hơn, dẫn tới suy nghĩ khác trong kết hôn với người nước ngoài
Việt Nam loan báo sẽ lần đầu tiên thành lập một công ty tư vấn hôn nhân quốc tế tại TP. HCM nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói đề án này sẽ trình cho Thủ tướng xem xét trong hè năm nay.

Số người Việt kết hôn với người nước ngoài đã tăng mạnh trong những năm gần đây, và trở thành vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Trả lời đài BBC hôm nay, PGS. TS. Trần Thị Kim Xuyến cho rằng lẽ ra cần thành lập một công ty tư vấn từ lâu.


source

BBCvietnamese








Thursday January 22, 2009 - 02:14am (EST) Permanent Link 0 Comments

Joseph Cao nhậm chức dân biểu Hoa Kỳ
Joseph Cao nhậm chức dân biểu Hoa Kỳ
Ký giả tự do Trần Đông Đức
Tường thuật cho BBCVietnamese.com từ Washington

Ông Joseph Cao chính thức nhậm chức trở thành dân biểu Hoa Kỳ khóa 111 khai mạc tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 6/1/2009.

Dân biểu Joseph Cao tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của vợ con



Thủ tục tuyên thệ theo nghi thức tôn giáo cũng được long trọng diễn ra tại số 2113 của toà nhà Rayburn House trên đại lộ Independence nơi văn phòng dân biểu tọa lạc.

source

BBCVietnamese.com


Thursday January 22, 2009 - 02:12am (EST) Permanent Link 0 Comments

Ngủ vỉa hè kiếm tết
Ngày 17.01.2009 Giờ 10:01
Bạn đọc viết

Ngủ vỉa hè kiếm tết

Đêm Sài Gòn, những ngày giáp tết, cái lạnh run người. Với chiếc áo len to đùng mà vẫn lẩy bẩy, mới giật mình khi thấy những người dân nhập cư nằm ngủ chập chờn trên vỉa hè sau một ngày lao động cực nhọc, nhiều người không một tấm mền.

Kiếm tết


Giữa trời lạnh lẽo, những cư dân hè phố này không một tấm mền đắp thân

Một giờ đêm, đường Hai Bà Trưng, phường Tân Định, quận 1, hai chị em Trần Thị Hảo (16 tuổi) và Trần Quốc Dũng (14 tuổi) nằm ngủ trên vỉa hè. Đứa em nằm ngủ co ro, cô chị vừa ngủ ngồi vừa trông em trong tư thế gật gù, nghe tiếng xe máy hoặc xe ô tô vụt qua là cô tỉnh giấc. Hảo kể: cha mất sớm, mẹ bị tâm thần, ở nhà còn một đứa em nhỏ phải gửi bà ngoại trông. Hai chị em cô từ Long An lên thành phố kiếm việc để có tiền về quê tiêu tết. Không quen ai, thuê nhà thì không có tiền, hai chị em làm thuê cho một quán ăn nhỏ. Chị rửa chén, em bưng bê, mỗi ngày hai chị em kiếm được 30 ngàn đồng. Ngủ ở đây vậy mà thỉnh thoảng có người đến thu tiền và nói phải trả tiền vùng.

Ngay ngã tư Điện Biên Phủ – Bà Huyện Thanh Quan, vợ chồng anh Nguyễn Phúc Tín, quê ở Vĩnh Long bày bán một dãy đồ gốm cả ngày lẫn đêm. Hơn một giờ đêm, anh Tín lấy tấm bạt che hàng, giao nhiệm vụ "bảo vệ" lại cho chú chó nhỏ mang từ quê lên, chuẩn bị cho việc ngủ ngay bên cạnh. Vợ anh đã tranh thủ lúc vắng khách, nằm trên một chiếc ghế nhỏ dưới gốc cây gần đó. Anh Tín nói năm nào anh cũng bán gốm ở đây để kiếm tiền tiêu tết. Nhà anh không sản xuất mà anh tự đi lấy hàng ở các kho dưới Vĩnh Long rồi thuê một chuyến xe chở lên. Bán ở đây, mỗi ngày thu được 40 – 50 ngàn đồng. Sống ở vỉa hè, mọi sinh hoạt đều khó khăn và không vệ sinh lắm. Mỗi ngày, anh chị phải thay nhau đi nhà vệ sinh công cộng, một lần tắm giặt mất 2 – 3 ngàn đồng, giặt quần áo sơ sài rồi vắt lên chỗ nào có góc khuất.

Vỉa hè đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, bà Đinh Thị Mão, quê ở Long Khánh, Đồng Nai, ngủ bên cạnh những bịch củ cải, cà rốt, khoai tây, hành… Bà kể để kiếm tiền tiêu tết, bà đi thu mua rau củ ở các nhà vườn đem xuống trung tâm thành phố bán. Sống ở vỉa hè, cuộc sống của bà rất đơn giản, tắm rửa trong nhà vệ sinh của chợ, buổi trưa ăn cơm hộp cho chắc bụng, tối ăn một cái bánh mì.

... không tết

Khuya, đi dọc đường Hai Bà Trưng đối diện công viên Lê Văn Tám, một người đàn ông nằm ngủ vắt vẻo trên chiếc xe xích lô, cũng không một tấm mền. Đó là ông Trương Minh Hải, 53 tuổi, quê ở Bình Định, người đã có thâm niên ngủ vỉa hè gần 15 năm. Ông Hải cho biết cha mẹ ông mất sớm. Không lập gia đình vì nghèo khổ, ông vào TP.HCM, chọn nghề đạp xích lô để sống qua ngày. “Nghề đạp xích lô bây giờ có mấy người đi đâu, chạy cả ngày lẫn đêm cũng không đủ ăn, bữa đói, bữa no nói gì đến thuê phòng để ở”. Nhiều năm rồi, giáp tết ông đều ước từ giờ đến tết kiếm được vài trăm ngàn để có tiền xe về quê ăn tết nhưng cho tới giờ, điều ấy vẫn quá xa xôi.

Gần chân cầu Bông và cầu Bùi Hữu Nghĩa, thường là chỗ ngủ tập trung của những người dân lao động nhập cư. Vài người đàn ông, phụ nữ nằm la liệt trên những vỉa hè dưới chân cầu. 4h30 phút sáng ngày 14.1.2009, chị Nguyễn Thị Đinh, 47 tuổi, quê ở Quảng Ngãi thức dậy cầm chai nước súc miệng rồi mở bếp ga mini nấu vội gói mì tôm khi người chồng gầy ốm của mình vẫn còn nằm co ro trên chiếc chiếu nhỏ. Chị Đinh tâm sự trong nước mắt: ở quê nghèo khổ lắm, đất làm nông nghiệp ít, không đủ ăn. Ba đứa con thì hai đứa nhỏ đang đi học, hai vợ chồng phải vào đây đi bán hủ tiếu gõ để có đồng ra đồng vào. Mỗi ngày, anh chị kiếm được 50 ngàn, mỗi tháng gửi cho ba đứa nhỏ 800 ngàn nộp tiền học và ăn uống. Năm nay, đứa con gái thứ hai sẽ tốt nghiệp cấp hai, anh chị cố gắng làm lụng chắt chiu từng đồng gửi về, mong con ăn học để đổi đời. Nửa năm vào TP.HCM anh chị toàn ngủ ngoài đường, vì thuê nhà ít nhất phải mất 400 ngàn, tiền đâu đủ để ăn tiêu nữa. Anh chị có ráng lắm cũng chỉ lo được tết cho con chứ mình thì... đường về xa vạn dặm.

Hoàng Nhung

source

http://sgtt.com.vn/detail33.aspx?newsid=46219&fld=HTMG/2009/0115/46219


Wednesday January 21, 2009 - 10:27pm (EST) Permanent Link 0 Comments

Sạt nghiệp vì triều cường
Sạt nghiệp vì triều cường
Monday, January 12, 2009







Một cậu nhỏ chống xuồng là mấy than chuối cột lại để di chuyển trong dòng nước lũ vốn là đường đi. (Hình: AFP/Getty Images)






SÀI GÒN 12-1 (TH).- Triều cường, mưa lớn, tái diễn thường xuyên gây ngập lụt nhanh chóng ở Sài Gòn gây thiệt hại tài sản nặng nề cho mọi người. Sự thiệt hại không thấy làm thống kê tỉ mỉ cho toàn thành phố mỗi năm nhưng ít nhất, đơn triều cường vừa xảy ra đã làm cho các gia đình kinh doanh cây kiểng ở một phường của quận Thủ Ðức mất nghiệp.

Tin tức cho thấy triều cường làm vỡ một đoạn đê bao ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Ðức sáng ngày 11/1/2009 đã làm cho vườn tược, nhà cửa của khoảng 200 hộ dân ở đập ngập dưới gần 2 mét nước.

Vì vỡ đê, nước tràn nhanh chóng lúc sáng sớm, không ai biết để chạy kịp đồ đạc.

Một người dân cho hay chỉ trong vòng 15 phút là nước đã ngập lên khoảng 1 mét rưỡi.

Khoảng 10 ha đất dùng để kinh doanh trồng mai vàng, cây cảnh phổ biến ở miền nam Việt Nam vào dịp tết nguyên đán của dân cư Hiệp Bình Chánh ngập chìm trong biển nước. Bên cạnh đó, hàng chục ao cá cũng bị tràn nước, một số cơ sở kinh doanh cũng bị ngập nước nên chủ cũng trắng tay.

Triều cường, vỡ bờ bao, ngập nước là điệp khúc tái diễn với cư dân Thủ Ðức hàng năm. Dù vậy, các con đê bao đã không được be đắp đủ mạnh để chống lại triều cường.

Theo một cư dân Hiệp Bình Phước “chưa năm nào người trồng mai khu vực này bị triều cường “hành” nhiều như năm nay”. Theo ông này “Ðây là đợt ngập lần thứ 3. Số mai bị nước ngập mấy đợt trước chưa kịp dưỡng, giờ ngập nữa”.

Theo sự ước tính mô tả trên tờ Dân Trí “vườn mai của ông Bảy nước lên gần lút ngọn. Chuẩn bị Tết năm nay ông Bảy đầu tư trồng 3,000-4,000 cây mai, ngoài ra còn khoảng hơn 1,000 cây hoa các loại phục vụ người chơi dân chơi Tết. Ông Bảy lo lắng: “Vay mượn ngân hàng gần 200 triệu để đầu tư, trả lãi mỗi tháng 3 triệu. Năm nay tiền công, tiền mua cây giống và nhiều khoản khác coi như mất trắng”.

Hiện giờ, ông Bảy đang huy động toàn bộ nhân công rửa cây và cấp tốc đưa số cây bị ngập lên, hi vọng “cứu” được bao nhiêu tốt bấy nhiêu.

Vẫn theo báo này, cũng nằm trong khu vực vùng trũng nhất và ngập nhiều nhất, vườn mai của bà Lê Thị Quan, rộng 2,500 m2 giờ chỉ còn vài cây có thể bán được. Bà ngao ngán kể: “Ban đầu trồng 3,000 cây, nhưng giờ không biết còn tới 50 cây không nữa”. Nếu bình thường phải thuê nhân công nhặt lá mai, nhưng nay còn ít quá nên cả gia đình 3 người nhà bà cùng xúm lại làm luôn.

Ðược biết, để đầu tư cho mùa mai Tết, những nông dân trồng mai tại Hiệp Bình Phước đã phải chuẩn bị từ 1 năm trước. Các gia đình này cho biết, đầu tư vốn ban đầu cũng không ít vì phải mua cây giống với giá 20,000 đồng/cây. Ngoài ra, trong một năm trồng còn tốn thêm phí nhân công chăm sóc cây với giá 60,000 đồng/một ngày công và thêm các khoản tiền phân, thuốc dưỡng.

Vốn đầu tư nhiều vậy nhưng như trường hợp của gia đình bà Quan thì năm nay coi như mất sạch. Mọi năm vào thời điểm cận Tết này, bà đã bán được 50-60 triệu tiền mai, còn nay mới chỉ bán được khoảng 5-6 triệu. Mọi khoản sắm Tết trông cả vào vườn mai, nay thì “có bao nhiêu ăn bấy nhiêu thôi”.

Vẫn theo tờ Dân Trí, cạnh các vườn mai, tại khu phố 5 còn tập trung nhiều hộ nuôi cá. Nước tràn bờ, cá lớn lẫn bé “rủ” nhau đi hết, nông dân chỉ còn biết nhìn ao cá trống mà khóc ròng.

Nằm trong số hộ bị lỗ nặng nhất là gia đình bà Nguyễn Thị Thuận. Cả 4 ao nuôi nhà bà cá gần như đi hết. Năm trước, dịp này bà bỏ túi không dưới 40 triệu, nay cũng chỉ biết thốt lên: “Vốn vay mượn hàng xóm xung quanh được 10 triệu, mất hết rồi”.

Thiệt hại là vậy, nhưng các nông dân trồng mai, nuôi cá chả biết kêu ai, bấu víu ai, chỉ tự ca thán “thiên tai thì ráng mà chịu chứ biết làm sao!”

“Trong khi Tết Nguyên Ðán không còn xa nữa, thì những người nông dân ở Thủ Ðức phải còn đang cố cứu vớt những thiệt hại do triều cường gây ra. Có lẽ với những nông dân này, đón Tết còn quá xa vời,” tờ Dân trí nói.



source

Nguoi-Viet.com


Wednesday January 14, 2009 - 10:31am (EST) Permanent Link 0 Comments

Đi về đâu, Việt Nam?
Đi về đâu, Việt Nam?

Tác giả ghi nhận tâm trạng con người đằng sau sự hào nhoáng của hạ tầng cơ sở

Một phóng viên người Mỹ vừa trở lại Việt Nam trong những ngày giáp Tết và ghi nhận "những xúc cảm trái ngược nhau về hướng đi của Việt Nam trong năm mới".
Barbara Crossette, phóng viên của báo The Nation, viết:

"Không chỉ quang cảnh sung túc và chủ nghĩa vật chất, ngay cả giữa thời kinh tế khó khăn, và tình yêu với những gì của Tây phương có vẻ làm khó chịu một thế hệ cách mạng đã dành tất cả cho chính nghĩa, mất người thân, mất bạn giữa những hố chôn vô danh trên chiến trường."

"Ngoài ra, đặc biệt ở miền Nam, còn là sự băn khoăn và thất vọng rằng một Việt Nam thống nhất đã không tận dụng được tiềm năng đáng kể của mình."

source

BBCvietnamese

No comments:

Post a Comment