Monday 30 November 2009

TQ cấp tiền xây Cung Hữu nghị




Năm 2010 được coi là năm Hữu nghị Việt-Trung

Trung Quốc vừa cam kết tài trợ không hoàn lại 200 triệu Nhân dân tệ (khoảng 30 triệu đôla Mỹ) để xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung tại Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam cũng cấp một phần ngân sách cho dự án xây Cung Hữu nghị rộng 14.000 mét vuông, hiện chưa rõ sẽ nằm ở vị trí nào trong thành phố.

Chiều thứ Hai 30/11, ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam và ông Lỗ Kiến Hoa, Trợ lý Bộ trưởng, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ký Công thư trao đổi về dự án Cung Hữu nghị Việt-Trung.

Theo ông Lỗ Kiến Hoa, đây là dự án "hợp tác kinh tế kỹ thuật lớn nhất giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong những năm gần đây", chứng tỏ sự phát triển mới của quan hệ hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc cũng vừa ký kết ba văn kiện, hoàn tất quá trình phân định biên giới đất liền kéo dài 35 năm.

Năm 2010 được chính phủ Việt Nam và Trung Quốc thống nhất là Năm Hữu nghị Việt - Trung nhân dịp 60 năm thành lập quan hệ ngoại giao song phương.

Quan hệ này đã có thời kỳ gián đoạn từ 1978 khi Trung Quốc gọi Hà Nội là 'tiểu bá' và xâm lược Việt Nam.

Mãi tới năm 1991 quan hệ song phương mới bình thường trở lại.

Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm miền tây Trung Quốc hồi tháng 10 khẳng định rằng quan hệ "hợp tác đối tác toàn diện với Trung Quốc là chính sách nhất quán" của Việt Nam.

Lãnh đạo hai bên từ đầu năm nay đã có cơ chế "đường dây nóng" để duy trì liên hệ.

Hồi tháng Tư, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận cho mở thí điểm Học viện Khổng Tử, mà thực chất là trung tâm văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam.

Trung Quốc cũng tham gia nhiều hạng mục công trình lớn trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, những dự án như nhiệt điện, đường cao tốc, hay khai khoáng, trong đó có khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Thương mại song phương tuy sụt giảm vì khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ngoại thương của Việt Nam.

Trong sáu tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc tới 4 tỷ đôla, chiếm khoảng 80% doanh số nhập siêu.

Trao đổi mậu dịch Việt-Trung trong sáu tháng đầu năm 2009 đạt 6,88 tỷ đôla.

**********

source

BBC Vietnamese

Sunday 29 November 2009

Về Năm Thánh của Công giáo Việt Nam



Trả lời BBC, Linh mục Phê-rô Nguyễn Văn Khải, Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội nói về ý nghĩa tri ân và hòa giải của Năm Thánh.

Theo linh mục Khải trong cuộc nói chuyện với Xuân Hồng qua điện thoại hôm 26/11/2009, Năm Thánh có nhiều ý nghĩa, từ "tạ ơn Chúa", đến "tri ân các bậc tổ tiên, thân nhân, các vị Tử Đạo Việt Nam".

Vị linh mục từng bị báo An Ninh Thủ Đô hồi tháng 4/2009 coi là "ra bản thông cáo là một câu sặc mùi kích động" trong vụ cầu nguyện tập thể ở giáo xứ Thái Hà, Hà Nội" nay nói đến ý nghĩa của Năm Thánh 2010 là để Tạ lỗi với Đức Chúa Trời và hòa giải với các cộng đồng khác.

"Có những cá nhân và cộng đồng có lúc chưa sống được như Đức Chúa Trời mong muốn,"

"Giáo hội cũng nhận thức sứ mạng của mình hôm nay và trong tương lai, củng cố sự hiệp nhất, thực hiện sứ mạng truyền giáo hữu hiệu hơn."

Hình của VietCatholic.net

Lễ tại Sở Kiện hôm 24/11 khai mạc Năm Thánh của Công giáo Việt Nam

Khi được hỏi về quan hệ với chính quyền, linh mục Khải nói Giáo hội trong quan hệ với tất cả các bên khác luôn "mong muốn các mối tương giao luôn được cải thiện, càng ngày càng tôn trọng nhau, hỗ trợ nhau trên con đường phát triển, mưu cầu hạnh phúc".

"Tổ chức Năm Thánh trước hết là vì mục đích tôn giáo, không nhằm cải thiện quan hệ với chính quyền nhưng cũng là cơ may để chính quyền hiểu biết các hoạt động của Công giáo, tôn trọng các hoạt động của Giáo hội Công giáo, chính quyền các cấp phối hợp với Giáo hội nhiều hơn, phục vụ nhân dân nhiều hơn."

Hy vọng tương lai

Hôm 24/11, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã khai mạc Năm Thánh nhân dịp lễ kính Các Thánh Tử đạo Việt Nam với sự tham gia của hàng chục ngàn tín đồ từ trong và ngoài nước.

Lễ tại Sở Kiện (Kẻ Sở) thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội mở đầu dịp kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Tông toà Đàng Trong và Đàng Ngoài, (1659 – 2009), đồng thời kỷ niệm 50 năm thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, (1960 – 2010).

Hãng thông tấn AFP nhận định Giáo hội Công giáo hy vọng dịp này sẽ là bước đi mới trong quá trình hòa giải quan hệ với Nhà nước, có thể dẫn tới việc Đức Giáo hoàng thăm Việt Nam trong tương lai, đồng thời hoàn tất bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Vatican và giải quyết các vấn đề liên quan tài sản, đất đai của người Công giáo.

Hồng y Roger Etchégaray, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, đương kim Phó chủ tịch Hội đồng Hồng y cùa Tòa thánh Vatican, đã có lời phát biểu, trong đó ngài nhắc lại hai đề tài của Năm Thánh là sự hòa giải và niềm hy vọng.

Lễ Khai mạc được tổ chức tại Sở Kiện (thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội.

Thánh lễ do Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng giám mục TGP TPHCM, Trưởng Ban Tổ chức Năm Thánh 2010, chủ tế.

Tham dự Thánh lễ có khoảng 100.000 giáo dân đến từ ba miền đất nước.

Năm Thánh đánh dấu 350 năm ngày thành lập hai giáo phận Tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam.

*****************************

source

BBC Vietnamese


Friday 27 November 2009

TQ vừa họp vừa tuần tra Biển Đông



Trong lúc cử các chuyên gia và học giả sang Hà Nội dự hội thảo tại Biển Đông, Trung Quốc cũng cử tàu tuần tra nghề cá Ngư Chính vào vùng quần đảo tranh chấp với Việt Nam, khiến Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối.

Ngày 27/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Hôm 26/11, chính Tân Hoa Xã đưa tin về tàu Ngư Chính đến vùng "Tây Sa và Nam Sa".

Trang web của Tân Hoa Xã ở địa chỉ news.xinhuanet.com có hình tàu Ngư Chính 311 và Ngư Chính 303 ngoài biển.

Bản tin này cũng nói rằng Trung Quốc có nhu cầu tuần tra vì "có hiện tượng nước ngoài lợi dụng việc tránh bão để vi phạm lãnh hải" của họ.

Sự việc này nhắc đến tin về vụ ngư dân Việt Nam tránh bão số 9 tại vùng Hoàng Sa.

Các ngư dân này nói họ bị phía Trung Quốc "ngược đãi".

Câu h̉ỏi chủ quyền

Bà Nguyễn Phương Nga trong khi trả lời câu hỏi của báo chí đã nói "Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này,"

Thông tấn xã Việt Nam nói sau khi được tin nêu trên, ngày 27/11 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động

Cũng trong hai ngày 26 và 27/11 Trung Quốc cử có sáu chuyên gia và học giả đến Hà Nội họp Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. Đại biểu Trung Quốc đọc các bài tham luận về an ninh hàng hải và hợp tác về an ninh.

Trung Quốc cho rằng tìm kiếm Quy tắc Ứng xử là tiến trình lâu dài.

Các bình luận bên ngoài cho rằng Quy tắc Ứng xử mà Asean và Trung Quốc bàn tới năm 2002 đã không ngăn cản được các vụ tranh chấp gia tăng.

Tại hội nghị, giáo sư Lý Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sử địa giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với với phóng viên BBC:

"Chúng tôi muốn thông qua sự giao lưu giữa các học giả của các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ tìm cách hòa giải bất đồng giữa các nước tại Biển Đông".

"Muốn đạt được an ninh Biển Đông, các nước phải nỗ lực xây dựng lòng tin với nhau."

Trung Quốc từ trước tới nay vẫn duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán song phương với các nước liên quan.

Giáo sư Lý cũng khẳng định, cuộc hội thảo lần này chỉ mang ý nghĩa "học thuật" và không trông đợi một giải pháp thực sự nào.

Ông cho rằng việc đạt một Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông đòi hỏi một quá trình thương lượng lâu dài, cho dù Trung Quốc và các nước đều "mong muốn" tìm cách tháo gỡ bất đồng.

Chuyên gia Trung Quốc nhận định: "Tuy nhiên, khả năng xảy ra xung đột vũ trang tại Biển Đông trong thời đại hiện nay không thể có, có chăng thì chỉ là những va chạm nhỏ."

Tuy thế, BBC không có cơ hội hỏi lại vị khách phương Bắc về vụ tàu Ngư Chính vẫn vào hai vùng quần đảo tranh chấp và cách Trung Quốc diễn giải cụm từ "nỗ lực xây dựng lòng tin".

source

BBC Vietnamese

Wednesday 11 November 2009

Tàu cá TQ xâm phạm lãnh hải VN




Tình hình đánh cá ngoài khơi đang diễn biến phức tạp

Báo Việt Nam trích nguồn Bộ Chỉ huy Biên phòng Thừa Thiên - Huế cho hay 17 tàu đánh cá Trung Quốc đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam vào sáng 10/11.

Báo Người Lao động viết một số tàu vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, chỉ cách bờ biển Thuận An có 24 hải lý.

Các tàu này bị cáo buộc đã "đánh bắt trộm thủy hải sản vào 9 giờ ngày 10/11 tại tọa độ 16 độ 58 phút độ Vĩ Bắc – 107 độ 45 phút độ Kinh Đông".

Được biết Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh đã cử hai tàu tuần tra dưới sự chỉ đạo của Phó Tham mưu trưởng ra xử lý tàu nước ngoài.

Người Lao động cho biết:"Sau hai tiếng xuất kích, biên đội tàu tuần tra của Hải đội 2 đã truy đuổi 16 tàu rời khỏi hải phận và bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc mang số hiệu 14062".

Trên tàu này có 13 ngư dân, đều mang quốc tịch Trung Quốc.

Nhà chức trách Việt Nam đã phạt cảnh cáo và sau đó phóng thích phương tiện cùng ngư dân của tàu 14062.

Việc tàu cá Việt Nam và Trung Quốc vào các vùng biển của nhau, nhất là các vùng chồng lấn là chuyện thường xảy ra.

Phương cách hành xử thông thường là phạt và phóng thích.

Tuy nhiên gần đây, một số ngư dân Việt Nam nói họ đã bị làm khó và ngược đãi, ngay cả khi buộc phải vào tránh bão trong lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

source

BBC Vietnaese

Tuesday 10 November 2009

VN vay Nhật 1,3 tỷ đôla




Cầu Bãi Cháy là một trong các công trình xây bằng vốn ODA của Nhật Bản

Nhật Bản cho Việt Nam vay con số kỷ lục 1,3 tỷ đôla vốn viện trợ phát triển (ODA) trong đợt cam kết đầu tiên của năm 2009.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay trong chuyến thăm Nhật Bản, hôm thứ Ba 10/11 Thứ trưởng Tài chính Việt Nam Trần Xuân Hà và Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Jica) Oshima Kenzo đã ký bảy hiệp định vay vốn, theo đó phía Nhật cung cấp 119,781 tỷ yen, tương đương 1,33 tỷ đôla Mỹ cho Việt Nam.

Đây là khoản viện trợ chính thức ODA lớn nhất các năm từ trước tới nay. Kỷ lục cũ là 1,1 tỷ đôla năm 2007.

Cách đây vài tháng, đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã tiết lộ ODA cho Việt Nam năm 2009 có thể lên "mức kỷ lục" vì thêm cả khoản giúp khắc phục khủng hoảng kinh tế.

Theo TTXVN, cam kết ODA nói trên sẽ dành cho năm dự án, là: Dự án tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn III; Dự án khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng sạch; Dự án xây dựng nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và đường truyền tải điện giai đoạn 1; Dự án xây dựng đường tránh quốc lộ 1 giai đoạn II; và dD án phát triển cơ sở hạ tầng giảm nghèo quy mô nhỏ.

Ngoài ra, 7 tỷ yen sẽ được sử dụng cho Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 (PRSC 8) và 47,9 tỷ yen tài trợ cho gói hỗ trợ kích thích phát triển kinh tế theo PRSC 8.

Nhật Bản luôn luôn là nước viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam từ khi bắt đầu cấp vốn ODA năm 1992 tới nay.

Tuy nhiên tháng 12/2008 Tokyo đã tạm ngưng viện trợ ODA vì cho rằng Việt Nam không hợp tác đầy đủ trong điều tra tham nhũng trong một dự án ODA của Nhật.

Việt Nam sau đó đã xử tù hai quan chức vì tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong vụ được gọi là PCI. Giới chức Việt Nam cũng cho hay đang tiếp tục xem xét cáo buộc nhận hối lộ trong vụ này.

Hồi tháng Sáu Việt Nam đã công bố những quy tắc ứng xử đạo đức liên quan tới sử dụng vốn ODA của Nhật Bản.

Việt Nam cũng tuyên bố các hợp đồng trên 100 triệu yên sẽ được công bố các thông tin bao gồm: tên, quốc tịch của các công ty tư vấn nộp hồ sơ dự thầu; tên, quốc tịch của các công ty tư vấn được xếp hạng cao nhất; tên, quốc tịch của các công ty tư vấn ký hợp đồng; giá trị hợp đồng.

source

BBC Vietnamese

Saturday 7 November 2009

Hai chiến hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng trong 4 ngày












Ngày 07.11.2009 Giờ 18:51

Hạm trưởng gốc Việt cùng đoàn tàu chiến Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng

Hai tàu hải quân Hoa Kỳ là USS Blue Ridge (LCC 19) và USS Lassen (DDG 82) với thuỷ thủ đoàn 1.700 người đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng chiều 7.11, bắt đầu chuyến thăm thành phố từ ngày 7 đến 10.11.2009.

Thu hút sự quan tâm của dư luận là sự có mặt của hạm trưởng tàu USS Lassen, trung tá hải quân Hoa Kỳ người Mỹ gốc Việt, Lê Bá Hùng. Ông Lê Bá Hùng, 39 tuổi, được bổ nhiệm hạm trưởng chiến hạm USS Lassen thuộc hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ từ tháng 4/2009.

Không chờ đến buổi họp báo, Lê Bá Hùng đã được các phóng viên trong và ngoài nước vây quanh ngay khi vừa đặt chân lên bờ. Hàng loạt câu hỏi cứ dồn dập: “Cảm xúc của ông khi lần đầu trở về Việt Nam?”, “Ông sẽ ăn món ăn gì khi đến Huế, quê hương ông?”... Trả lời bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng ông Hùng lại điểm những câu tiếng Việt bằng giọng Huế thật rõ, chuẩn.

Trong chuyến thăm 4 ngày này, các thuỷ thủ đoàn tàu hải quân Mỹ sẽ tiến hành các dự án quan hệ cộng đồng tại trường tiểu học Hoà Quý; tham gia các hoạt động thể thao với sinh viên Đại học Đà Nẵng; đón tiếp khách tham quan tàu; và tham quan các địa danh lịch sử và văn hoá quanh Đà Nẵng.

Tin, ảnh: Trung Hưng

Tàu USS Lassen do Lê Bá Hùng chỉ huy

Buổi họp báo ngay chân cầu tàu. Hạm trưởng Lê Bá Hùng giữa “vòng vây” của phóng viên trong và ngoài nước

Các sĩ quan Vùng 3 Hải quân Việt Nam đón tiếp hạm trưởng hải quân Hoa Kỳ Lê Bá Hùng

Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt này cũng dễ mến, sẵn sàng chụp ảnh chung với mọi người.

source
http://sgtt.com.vn/Detail29.aspx?ColumnId=29&newsid=59090&fld=HTMG/2009/1107/59090
Thứ Bảy, 07/11/2009, 18:42 (GMT+7)

Hai chiến hạm Mỹ cập cảng Đà Nẵng trong 4 ngày

TTO - Chiều nay 7-11, hai tàu hải quân Hoa Kỳ là USS Lassen và USS Blue Ridge đã cập cảng Tiên Sa (TP Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm thành phố này trong 4 ngày (từ 7 đến 10-11). Điều đặc biệt, hạm trưởng tàu khu trục USS Lassen là anh Lê Bá Hùng - người Mỹ gốc Việt.

Đại diện chính quyền TP Đà nẵng và bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân, Quân khu 5... đã tổ chức đón tiếp đoàn.

Đây là chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên cùng lúc hai tàu hải quân Hoa Kỳ ghé thăm Đà Nẵng, với tổng số thủy thủ đoàn trên 1.400 người.

Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng tàu khu trục USS Lassen trong "vòng vây" của báo chí trong và ngoài nước ngay khi đặt chân xuống cầu cảng Tiên Sa, Đà Nẵng chiều 7-11

Trong chuyến thăm, các thủy thủ đoàn sẽ tiến hành các dự án quan hệ cộng đồng, tham gia các hoạt động thể thao với sinh viên Trường đại học Đà Nẵng, tiến hành các chuyến tham quan tàu cho các vị khách mời, tham quan các địa danh lịch sử và văn hóa quanh TP Đà Nẵng.

Tàu USS Blue Ridge là tàu soái hạm, chỉ huy trong Hạm đội 7 của Hoa Kỳ, căn cứ đóng tại Yokosuka (Nhật Bản), được hạ thủy ngày 14-11-1970 tại xưởng đóng tàu Hải quân Philadelphia như là tàu chỉ huy và kiểm soát tinh vi nhất trong lực lượng hải quân. Với sức chứa hơn 1.100 thủy thủ và sĩ quan, tàu USS Blue Ridge có thể cung cấp tất cả các dịch vụ như một thành phố nhỏ.

Còn tàu USS Lassen được chuyển giao cho liên đội tàu Khu trục 15 và được triển khai tiền phương tại Yokosuka, Nhật Bản, thuộc biên chế của Hạm đội 7. Tàu khu trục USS Lassen là tàu hải quân Hoa Kỳ đầu tiên do một hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy. Đây là lần đầu tiên anh trở lại đất nước kể từ khi rời Việt Nam lúc mới 5 tuổi.

Hạm trưởng khu trục Blue Ridge Thom Burke bắt tay chào xã giao đại diện bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân Việt Nam ngay khi đặt chân xuống cầu cảng Tiên Sa, Đà Nẵng chiều 7-11

Tàu USS Blue Ridge - tàu chỉ huy trong Hạm đội 7 của Hoa Kỳ

Đ.NAM - Đ.CƯỜNG

*******************

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=346642&ChannelID=3

USS Lassen và USS Blue Ridge cập bến Đà Nẵng


DCVOnlineTin ngắn (AP)


USS Lassen và USS Blue Ridge cập bến Đà Nẵng


Khu trục hạm USS Lassen và soái hạm Blue Ridge đã cập bến Đà Nẵng hôm qua thứ Bảy ngày 7 tháng Mười Một, cho một cuộc viếng thăm hữu nghị kéo dài bốn ngày. Đà Nẵng, với bãi biển Tiên Sa (China Beach), nơi lính Mỹ thường về dưỡng quân thời chiến tranh Việt Nam, cho đến lúc cuộc chiến chấm dứt vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ trước sự tấn công của quân đội (...).

Trong làn sóng người di tản thời điểm đó là gia đình ông hạm trưởng chiếc USS Lassen, trung tá Lê Bá Hùng. Gia đình ông được một chiến hạm của Hoa Kỳ USS Barbour County vớt và đưa vào căn cứ hải quân ở Subic Bay, Phi Luật Tân trước khi đi định cư ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ sau đó.

USS Lassen là một khu trục hạm dài khoảng 170 mét, mất gần 800 triệu đô-la để đóng và tàu được trang bị với hệ thống hỏa tiển Tomahawk với một thuỷ thủ đoàn gồm 300 người. USS Lassen và soái hạm của đệ thất hạm đội Hoa Kỳ USS Blue Ridge là hai chiếc chiến hạm hiện đang ghé thăm Việt Nam sau một loạt các cuộc viếng thăm thiện chí của hải quân Hoa Kỳ trước đây, được bắt đầu năm 2003 khi chiến hạm USS Vandergriff ghé thăm thành phố Sài Gòn.

Hạm trưởng Lê Bá Hùng và sĩ quan Việt Nam trong buổi lễ chào đón tàu cập bến hôm qua ở Tiên Sa, Đà Nẵng. Nguồn: www.rr.com/news/topicdl/photogallery/dlt/05cadaR3kibcA
“Tôi nghĩ sẽ có ngày tôi sẽ về thăm (Việt Nam) nhưng thật tình tôi không nghĩ tôi trở về đây với tư cách là hạm trưởng của một chiến hạm Hoa Kỳ. Thật là một vinh dự không diễn tả được cho cá nhân tôi,” trung tá Lê Bá Hùng nói sau khi bước xuống đất liền hôm qua thứ Bảy.

“Tôi hãnh diện là một người Mỹ, nhưng tôi cũng rất hãnh diện về nguồn gốc Việt Nam của mình,” trung tá Lê Bá Hùng nói.

Cuộc viếng thăm của các chiến hạm tượng trưng cho nỗ lực của Hoa Kỳ và Việt Nam để phát triển mối quan hệ của hai bên như một sự cân bằng sức mạnh với Trung Quốc trong vùng, mà không làm nước láng giềng khổng lồ phương Bắc phật lòng.

Ngay phía đông của thành phố Đà Nẵng là quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc và Việt Nam hiện đang tranh chấp lãnh hải, và cũng chính ở quần đảo này năm 1974 Trung (..) đã tấn công quân đồn trú của Việt Nam Cộng Hòa và chiếm luôn từ đó.

Quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam thay đổi nhiều sau khi hai bên bình thường hóa mối quan hệ năm 1995. Quan hệ mậu dịch, ngoại giao và quân sự được ghi nhận là tiến triển tốt đẹp.

Lễ chào mừng các chiến hạm Hoa Kỳ hôm qua đã có một trở ngại và đã bị trễ hai tiếng đồng hồ, khi hai bên thảo luận chuyện treo cờ như thế nào trên soái hạm USS Blue Ridge.

Sĩ quan đại diện cho đệ thất hạm đội trung tá Jeff Davis cho hay phía Hoa Kỳ muốn treo cờ hai nước ở trên boong tàu, trong lúc phía Việt Nam lại muốn treo cờ trên cột buồm (main mast). Và cuối cùng, cả hai đồng ý treo ở cột buồm.



© DCVOnline



Nguồn:

(1) The Associated Press, by Ben Stocking, 7 November 2009

Tuesday 3 November 2009

41 người thiệt mạng vì lũ dữ


Thứ Tư, 04/11/2009, 06:06 (GMT+7)

41 người thiệt mạng vì lũ dữ

* Hàng ngàn ngôi nhà bị cuốn trôi và đổ nát
* Thiệt hại tăng từng giờ
*
Nhiều chuyến bay, tàu hỏa phải hủy
* Cứu 12 thuyền viên nước ngoài

TT - Hôm qua (3-11), bão số 11 vừa ngưng thì lũ dữ lại tràn về. Nhiều vùng ở Phú Yên và Bình Định bị cô lập hoàn toàn, hàng ngàn gia đình chới với trong cơn lũ. Theo thống kê sơ bộ, đến chiều 3-11 ít nhất tại bốn tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa và Gia Lai đã có 41 người thiệt mạng.

Lực lượng cứu hộ phải phá mái ngói để cứu cụ Lê Thị Bảy, 80 tuổi, ở huyện Tuy An, Phú Yên - Ảnh: Phi Long

24 giờ trôi qua, bão giật vừa ngưng thì lũ dữ tràn về. Sáng 3-11, Bình Định và Phú Yên hoàn toàn bị cô lập cả đường sắt lẫn đường bộ. Phương tiện cứu trợ duy nhất có thể thực hiện được là trực thăng, nhưng chỉ như muối bỏ biển.

Hôm nay mưa giảm dần

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết mặc dù bão số 11 đã tan nhưng tình hình mưa tại Nam Trung bộ và khu vực nam Tây nguyên còn diễn biến phức tạp. Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan, phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết dự báo hôm nay (4-11) tại khu vực Nam Trung bộ và nam Tây nguyên mưa vẫn còn tiếp tục nhưng lượng mưa giảm dần.

Trong khi đó, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, lũ trên các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận và Gia Lai đang lên, đặc biệt lũ trên các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai đang ở mức cao. Mực nước lúc 13g ngày 3-11 trên một số sông như sau: sông Trà Khúc trên báo động 3 (BĐ3) 1,07m, sông Vệ trên BĐ3 1,02m, sông Lại Giang tại Bồng Sơn trên BĐ2 0,58m, sông Kôn trên BĐ3 1,52m. Riêng sông Ba tại Ayunpa vượt đỉnh lũ năm 1998 là 0,94m, sông Cái ở Ninh Hòa trên BĐ3 1,2m, sông Cái ở Nha Trang trên BĐ3 0,65m.

QUANG KHẢI

Phú Yên chới với trong lũ

Hơn hai ngày qua, nhiều địa phương của thị xã Sông Cầu và các huyện Đồng Xuân, Tuy An vẫn chìm sâu trong nước lũ, nhiều xã phía đông giáp biển bị chia cắt, cô lập và không liên lạc được từ sáng 2 đến tối 3-11. Gần 350 căn nhà sập hoàn toàn, 21 tàu thuyền của ngư dân bị chìm.

Đến tối 3-11, giao thông nội thị tại TP Tuy Hòa vẫn còn bị ách tắc do nước lũ dâng cao. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên hiện còn 670 bệnh nhân bị ngập sâu trong nước lũ. “Hai trực thăng cứu hộ được điều từ TP.HCM sẽ hạ cánh xuống Phú Yên tối nay. Sáng mai sẽ thực hiện công tác cứu trợ khẩn cấp cho dân” - tham mưu trưởng trung đoàn bay 910, thượng tá Dương Hồng Trường cho biết chiều 3-11.

Thiệt hại nhân mạng nặng nhất tại thị xã Sông Cầu với 6 người chết do lũ cuốn. Trong lúc triều cường dâng cao tối 2-11, đập Đá Vải bị vỡ, sau vài giờ không chỉ Sông Cầu mà các vùng phụ cận bị chìm sâu trong lũ. Hiện số người mất tích của Sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy An và các địa phương còn lại của Phú Yên vẫn chưa thể thống kê chính xác.

Tuyến quốc lộ 1A ngang qua Phú Yên hầu như bị tê liệt, đoạn quốc lộ tại thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An nước lũ dâng cao hơn 1m. Trên đèo Cả, do lở núi, đất đá đổ xuống lòng đường, taluy đường bị sạt lở nghiêm trọng. Trong khi đó, 550m đường sắt phía bắc cầu La Hai (huyện Đồng Xuân) bị xói lở, nhiều đoạn sâu 5-7m. Phía bắc và phía nam hầm đường sắt Chí Thạnh đất đổ xuống lấp đường sắt 1-2m. Đến tối 3-11 còn bốn đoàn tàu Thống Nhất phải dừng lại tại các sân ga Phú Yên. Hàng ngàn xe khách cũng trong tình trạng tương tự.

Chiều 3-11, xã An Hải, huyện Tuy An đã bị biển xâm thực 3m, dài 3km. Gia đình chị Kiều Thị Trúc (47 tuổi) ở thôn An Sơn, thị trấn Chí Thạnh thoát chết trong gang tấc. “Tối 2-11, thấy nước lũ tràn vào nhà, cả nhà tui có năm người vội vàng leo lên nóc nhà. Một lát sau, nóc nhà chỉ còn cách nước lũ nửa mét, may nhờ lực lượng cứu hộ cứu kịp”- chị Trúc kể lại còn chưa hết bàng hoàng. Hàng xóm chị Trúc là cụ Lê Thị Bảy, 80 tuổi, được lực lượng cứu hộ gỡ mái ngói đưa lên canô hốt hoảng: “Cả đời tui chưa thấy trận lũ nào to thế này”.

Đoạn đường sắt từ ga Diêu Trì đến Quy Nhơn bị nước lũ gây xói lở - Ảnh: Văn Lưu

Xóm Bến Mộng (Ayun Pa, Gia Lai) chìm trong nước lũ - Ảnh: Sông Lam

Phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn (Bình Định) chìm trong biển nước (ảnh chụp từ trực thăng cứu trợ) - Ảnh: Tấn Vũ

Hàng trăm bệnh nhân ở Bệnh viện Lao Bình Định thiếu lương thực đang chờ ứng cứu - Ảnh: Tấn Vũ

Xe của lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ cứu hộ bị ngập tại ngã ba Phú Tài, quốc lộ 1A trên đường về TP Quy Nhơn - Ảnh: Xuân Nguyên

Một hộ dân ở thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, Phú Yên chưa chịu di dời, quyết bám trụ lại nhà để giữ trâu bò - Ảnh: Phi Long

Một người dân ở thôn Vân Sơn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên bần thần nhìn đàn gà còn sót lại trong cơn lũ - Ảnh: Phi Long

Bình Định chật vật cứu trợ

Đến chiều 3-11, mọi nỗ lực cứu trợ cho dân vùng ngập lũ các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Vân Canh, An Lão, Hoài Nhơn và ngay tại ngoại thành Quy Nhơn vẫn không thể đáp ứng được trong tình hình cấp bách. Quân khu 5 điều động hai trực thăng cùng một số canô của Bộ đội biên phòng tỉnh song những gói hàng cứu trợ được chuyển đến bà con vùng lũ vẫn quá ít ỏi.

Bảy người chết, hai người mất tích, 15 người bị thương. Chắc chắn số người chết trong lũ chưa dừng lại bởi đến tối 3-11 các cơ quan chức năng vẫn chưa liên lạc được với tất cả các địa phương. Hàng vạn người dân các xã phía đông huyện Tuy Phước, vùng ven sông Côn, sông Hà Thanh vẫn còn bị chia cắt, cô lập suốt hai ngày qua. “Người sống uống nước cầm hơi còn đỡ, người chết bây giờ còn nằm đó, lũ to quá, bốn bề mịt mù nước non, kiếm chỗ để thi thể còn cực huống chi chuyện chôn cất, biết tính sao bây giờ trời ơi” - cụ Phạm Tăng ở Diêu Trì, huyện Tuy Phước nghẹn ngào.

Chiều 3-11, trong công điện số 21 của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định gửi Thủ tướng Chính phủ thông báo hiện còn hơn 200.000 dân tại 37 xã còn ngập sâu trong lũ, trong đó khoảng 5.000 dân ven sông Hà Thanh thuộc các phường Nhơn Phú, Nhơn Bình, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn) và các xã Canh Vinh, Canh Hiển (huyện Vân Canh), Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa (huyện Tuy Phước) bị ngập sâu 3-5m. Các tuyến quốc lộ 1A, 1D và các tỉnh lộ ngập sâu 0,5-1m. Giao thông hoàn toàn tê liệt, phương tiện liên lạc bị cắt đứt.

Phú Yên: 26 người chết, Bình Định: 7 người chết, 2 người mất tích.

Khánh Hòa: Từ 22g ngày 2-11, những cơn mưa lớn kéo dài bắt đầu đổ xuống Nha Trang. Tính đến 16g30 ngày 3-11, tỉnh Khánh Hòa đã có 4 người chết, 4 người mất tích, 7 người bị thương do bão số 11.

Gia Lai: Tại huyện Ia Pa, đã có bốn người chết, trong đó ba người tại xã Ia Trok và một người tại xã Kim Tân. Ngoài ra có 14 người mất tích, trong đó có tám công nhân ở huyện Kôngchro và sáu người dân ở xã Chưrcăm huyện Krôngpa.

Lúc 21g ngày 3-11, xe thiết giáp cứu hộ của lực lượng chức năng vào cứu người dân vùng bị ngập ở huyện Ia Pa lật úp khiến bảy người trên xe, đều mặc áo phao, bị rớt xuống sông. Rất may hai người đã kịp bám lên thành cầu, được mọi người quăng dây kéo lên bờ, năm thành viên còn lại bị lũ cuốn trôi nhưng may mắn được hai người dân địa phương dũng cảm đi canô tìm cứu được.

Ninh Thuận: Mưa lớn kéo dài từ mờ sáng đến tối 3-11, phủ khắp đã gây ngập lụt dữ dội nhiều vùng trong tỉnh. Lũ từ thượng nguồn đổ về làm cô lập nhiều thôn bản, khu dân cư.

Quảng Ngãi: Tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết tính đến 16g ngày 3-11, Quảng Ngãi có bốn người dân bị thương nặng do chằng chống nhà cửa chống bão số 11, 45 nhà dân sập hoàn toàn, bốn công trình văn hóa, trụ sở cơ quan và chín phòng học tốc mái, hàng trăm hecta cây trồng bị hư hại.

NHÓM PV - CTV TUỔI TRẺ

____________________

Cứu 12 thuyền viên nước ngoài

Đà Nẵng - Đến 11g30 ngày 3-11, toàn bộ 12 thuyền viên người nước ngoài (gồm tám người Trung Quốc và bốn người Myanmar) gặp nạn trên biển đã được các lực lượng cứu hộ, cứu nạn của TP Đà Nẵng đưa vào bờ an toàn. Theo Bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng, tối 2-11 tàu vận tải Lucky Dragon của Trung Quốc khi đi ngang qua vùng biển Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn) thì bị cháy hầm máy. Do ảnh hưởng của bão số 11, sóng biển quá lớn khiến tàu hàng này trôi dạt không điều khiển được.

Lực lượng cứu hộ đưa thủy thủ nước ngoài gặp nạn lên bờ - Ảnh: Đ.Nam

Đến hơn 9g sáng 3-11, tàu bị sóng biển đánh gãy đôi và chìm tại vùng biển Khuê Mỹ. Tất cả 12 thuyền viên trên tàu phải nhảy xuống biển. Sau khi được cứu sống, 12 thuyền viên (trong đó có một người bị thương nặng) đã được chuyển đến bệnh viện cứu chữa.

ĐĂNG NAM

____________________

Nhiều chuyến bay, tàu hỏa phải hủy

TP.HCM - Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) cho biết do ảnh hưởng thời tiết, các chuyến bay trong ngày 3-11 từ Nha Trang, Quy Nhơn đến những nơi khác đã bị hủy. Tuy đến chiều 3-11, các chuyến bay từ TP Quy Nhơn đã được khôi phục nhưng chuyến bay từ sân bay Cam Ranh vẫn chưa thực hiện được.

Ngày 3-11, ông Nguyễn Văn Thành, phó trưởng ga Sài Gòn, cho biết do tình hình nước ngập trên tuyến đường sắt, ga Sài Gòn đã quyết định hủy tám chuyến tàu. Theo đó, có sáu chuyến tàu Sài Gòn - Hà Nội gồm TN2, SE2, SE4, SE6, SE8 (chạy 5g30 ngày 4-11), TN2 (chạy 10g05 ngày 4-11) và hai chuyến tàu địa phương SH2 (Sài Gòn - Huế), SQN2 (Sài Gòn - Quy Nhơn). Trong đó, tuyến SE6 xuất phát tại Sài Gòn lúc 12g20 đi Hà Nội chạy đến Tuy Hòa do nước ngập nên đã quay trở lại.

L.NAM - N.HẬU


Politics - Society
Wednesday, Nov 04 , 2009, 6:06 (GMT +7)

41 killed as flood data

* Thousands of houses were washed away and ruins
* Damage increase per hour
* Many flights, to cancel trains
* Rescue 12 crew members of foreign

TT - Yesterday (3-11), typhoon No. 11 has stopped the flood of data Left overflow. Many areas in Phu Yen and Binh Dinh were completely isolated, thousands of families to play with the flood. According to preliminary statistics, up to 3-11 am at least four provinces in Phu Yen, Binh Dinh, Khanh Hoa and Gia Lai has 41 people dead.

Rescue forces to the roof tiles to save specific Le Thi Sat, 80 years old, in Tuy An, Phu Yen - Photo: Phi Long

24 hours passed, storm shock has stopped the flood of data overflow. 3-11 am, Binh Dinh and Phu Yen completely isolated both rail and road. Only means of relief can be implemented as helicopters, but only remove the salt sea.

Today rain descending

Belt meteorology South set indicates how the number 11 although the situation has tan rain in South Central and South West Complicatedly whole. Master Le Thi Xuan Lan, Deputy forecast meteorological Belt South set, indicates forecast today (4-11) in the region South West South Central and still continue to cause rain, but rainfall draws.

Meanwhile, the center forecast meteorological central floods on the rivers from Binh Dinh to Ninh Thuan and Gia Lai are up, especially on the river from lu to Khanh Hoa, Binh Dinh and Gia Lai are in the high. 13g water at 3-11 days on a river as follows: Tra Khuc River on a dynamic 3 (BD3) 1.07 m, 1.02 m BD3 on river-wai, Lai Giang river in the Bong Son BD2 0.58 m, the river Kon on BD3 1.52 m. Three separate river in flood peak Ayunpa beyond 1998 is 0.94 m, Cai River in Ninh Hoa on BD3 1.2 m, Cai River in Nha Trang on BD3 0.65 m.

Quang Khai
Phu Yen to play with the flood

Over two days, many local towns and districts Song Cau Dong Xuan, Tuy An still sunk in the flood, many communes the east sea to be divided, isolated and without contact from 2 pm to dark 3-11. Nearly 350 houses completely destroyed, 21 boats of fishermen sank.

Up to 3-11, inner-city traffic in Ho Chi Minh Tuy Hoa still congestion due to flood levels. Hospital Phu Yen province is also 670 patients with deep flooding in the flood. "Two rescue helicopters from Vietnam will be landing at Phu Yen tonight. Morning will make the work of emergency relief to people "- Chief of Staff 910 aircraft regiment, Colonel Yang Hong upper school for 3-11 pm.
Network's heaviest damage in the town of River bridge with six people killed by floods book. During high tide surges up to 2-11, dams were broken stone fabric, after a few hours not only river bridge that vicinity were sunk in the floods. Current number of people missing the Song Cau, Dong Xuan, Tuy An and the rest of the provinces of Phu Yen is not possible statistical accuracy.

Online through the National Highway 1A, Phu Yen almost paralyzed, the national highway in the town of Chi Thanh, Tuy An district flood level rise than 1m. Both the pass, the mountain foot, soils down roadways, road slopes were serious landslide. Meanwhile, 550m north of railway bridge two (Dong Xuan district) was erosion, many of the 5-7m deep. North and south rail tunnel Chi Thanh land fill down a rail-2m. 3-11 up to four Unified train to stop at the platform of Phu Yen. Thousands of visitors and vehicles in similar condition.

3-11 pm, An Hai commune, Tuy An invasion of the sea was 3m long 3km. Kieu Thi Truc her family (age 47) in rural Anshan township Chi Thanh escaped death in gang inch. "At 2-11, that overflows into the flood, all the bags in the rush to climb rooftops. A moment later, the roof only half a meter of water flooding, may force through timely rescue aid "- Truc tells her not all imperial eagle. Her neighbors are specific Le Thi Truc Sat, 80 years old, the rescue force uninstall tile roof lift boat panic: "All life tui floods do not see to this."

From the railway station to Dieu Tri Quy Nhon flood was caused erosion - Photo: Van Luu

Neighbor Ben Mong (Ayun Pa, Gia Lai) immersed in flood water - Photo: Song Lam

Nhon Binh Ward, Quy Nhon (Binh Dinh) immersed in sea water (picture taken from helicopter relief) - Photo: Tan Vu

Hundreds of patients in hospital in Binh Dinh Lao food shortages awaiting rescue - Photo: Tan Vu

Car of the police force on duty rescue in flooded junction Phu Tai, on National Highway 1A in Quy Nhon - Photo: Xuan Nguyen
Some households in the town of Chi Thanh, Tuy An, Phu Yen is not subject to relocation, the Left stick head to keep the cattle - Photo: Phi Long

Some people in rural Van Son, Tuy An, Phu Yen province itself looked Forum surviving chickens in a flood - Photo: Phi Long

Binh Dinh struggling relief

To 3-11 pm, all relief efforts for flooded areas of the districts of Tuy Phuoc and Phu Cat, Phu My, An Nhon, Van Canh, An Lao, Hoai Nhon and at suburban Quy Nhon still can not meet the situation is urgent. Military Region 5 of the second helicopter with a boat of the border guards the vital relief package to her son is still too little floodplains.

Seven dead, two missing, 15 wounded. Sure people die in floods not stop up to 3-11 by the functional agencies have not been in touch with all the provinces. Tens of thousands of people in the eastern district of Tuy Phuoc commune, the riverside Con, Ha Thanh river is still to be divided, isolated during the two days. "People drink on life support a bit longer, now also is dead, the floods to exceed, four gloomy appearance of immature, make room for competition can also read stories buried extreme case, now heaven knows why computer ơi" - Increase in particular Pham Dieu Tri, Tuy Phuoc District choking scents.

3-11 pm, in 21 of the power of board command flood and storm prevention and search and rescue Binh Dinh Province to send the Prime Minister also informed the more than 200,000 people in 37 communes in the flooded deep flood, of which about 5000 people in the riverside Ha Thanh Nhon Phu Ward, Nhon Binh, Tran Quang Dieu, Bui Thi Xuan (Quy Nhon) and Canh Vinh commune, Canh Hien (Van Canh district), Thuan Phuoc, Phuoc Son, Phuoc Hoa ( Tuy Phuoc) flooded deep 3-5m. National highways 1A, 1D and provincial roads flooded depth 0.5-1m. Completely paralyzed transportation, communications means being cut off.

● Phu Yen: 26 dead, Binh Dinh: 7 dead, 2 missing persons.

● Khanh Hoa: From 22g on 2-11, the largest long rains started down Nha Trang. To 16g30 on 3-11, Khanh Hoa province has 4 dead, 4 missing, 7 injured by the typhoon No. 11.

● Gia Lai: In Ia Pa district, there were four dead, including three people in the commune of Ia Trok and a commune in Kim Tan. Also missing with 14 people, including eight workers in the district Kongchro and six people in the district town Churcam Krongpa.

At 21g on 3-11, armored vehicles of the rescue force to study the function of flooded areas in the district of Ia Pa capsized caused seven car, all wearing life jackets, crashed into a river. Fortunately two people clinging to a timely request, the people throw line pulled ashore, five remaining members were fortunate flood washed away the two local people to find courage to save the boat.

● Ninh Thuan big rain lasted from morning to evening 3-11, and India has caused flooding across many areas of the province intense. Floods from upstream down to make more isolated villages, residential areas.

● Quang Ngai: News from The commander flood and storm prevention and search and rescue for the province as of 16g on 3-11, Quang Ngai has four people seriously injured due to not fight against the storm door 11, 45 houses People collapsed completely, four cultural works, offices and nine classrooms speed roof, hundreds of hectares of crops damaged.

GROUP PV - CTV AGE CHILDREN

____________________

Rescue 12 crew members of foreign

Da Nang - By 11:30 on 3-11, all 12 crew members of foreigners (including eight Chinese and four Myanmar) having been victims in the sea forces rescue, rescue of the banks included in Da Nang safe. According to border guards Da Nang, at 2-11 transports Lucky Dragon Chinese waters after passing Khue America (Ngu Hanh Son) is burnt tunnel machine. Because the impact of storm No. 11, too large sea waves caused this ship to drift is not controlled.

Rescue forces to meet foreign sailors ashore victims - Photo: D.Nam

9am to more than 3-11, boat reviews sea waves were sometimes broken and sunk in U.S. waters Khue. All 12 crew members on board to jump into the sea. After being rescued, 12 crew members (including the injured) were transferred to hospital treatment research.

DANG NAM

____________________

Many flights, trains must cancel

City - Airlines Vietnam Airlines (VNA) said the impact the weather, the flight of the day 3-11 from Nha Trang, Quy Nhon to other places were destroyed. But to 3-11 pm, the flight from Quy Nhon has been restored but the flight from Cam Ranh airport is not performed.

On 3-11, Nguyen Van Thanh, deputy head of Sai Gon station, said the flooding situation on the railway, the Saigon station has decided to cancel eight train. Accordingly, six train Saigon - Hanoi include TN2, SE2, SE4, SE6, SE8 (5g30 running on 4-11), TN2 (10g05 run on 4-11) and two local train SH2 (Saigon - Hue), SQN2 (Saigon - Quy Nhon). In particular, online SE6 derived in Saigon to Hanoi at 12g20 run to Tuy Hoa flooded by water should have been returned.

L. NAM - N. Ha

***************************

source

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=345963&ChannelID=3

Sunday 1 November 2009

Khu trục hạm Mỹ thăm Việt Nam

Xem ảnh với kích cỡ đầy đủ

Xem ảnh với kích cỡ đầy đủ

429 x 640 - 103k - jpg - www.lassen.navy.mil/Site%20Images/CDR%20Le.jpg

Hình ảnh có thể có bản quyền.

Dưới đây là hình ảnh tại: vietla.wordpress.com/category/uncategorized/


Trung tá Lê Bá Hùng (ảnh của Hải quân Hoa Kỳ)

Ông Hùng sinh ra tại Huế và sang Mỹ năm 5 tuổi

Từ thuyền nhân trở thành hạm trưởng, trung tá Lê Bá Hùng sẽ dẫn đầu khu trục hạm USS Lassen thăm Việt Nam trong tháng 11 này.

Thông cáo trên website của Hải quân Hoa Kỳ cho hay tàu USS Lassen có trang bị hỏa tiễn sẽ tới Việt Nam trong chuyến thăm "thiện chí", tuy không nói rõ ngày giờ và địa điểm.

Ông Lê Bá Hùng, 39 tuổi, sinh ra tại thành phố Huế. Ông được tàu Mỹ vớt khi gia đình ông đang tìm cách vượt biển đi tỵ nạn hồi năm 1975.

Gia đình ông định cư tại bang Virginia và sau đó ông trở thành công dân Mỹ. Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ loại xuất sắc vào năm 1992 và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ hạm trưởng hồi tháng 04/2009.

Thông cáo của Hải quân Hoa Kỳ trích lời ông nói: "Chuyến đi này sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời đối với bản thân tôi, khi lần đầu tiên kể từ nhỏ tôi được trở về nơi tôi sinh ra ."

"Ký ức của tôi về Việt Nam không có nhiều, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất gắn bó với đất nước này, với văn hóa và con người Việt Nam."

Trung tá Lê Bá Hùng cũng gọi chuyến thăm của khu trục hạm USS Lassen là "biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai dân tộc".

Hiện chưa rõ nghị trình chuyến thăm, nhưng theo truyền thống các cuộc thăm viếng dạng này, chỉ huy và thủy thủ đoàn của tàu sẽ có các cuộc chào xã giao lãnh đạo hải quân Việt Nam và hoạt động giao lưu với thủy thủ và người dân Việt Nam.

Khu trục hạm USS Lassen thuộc hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, căn cứ chính đặt tại Yokosuka, Nhật Bản. Đây là hạm đội lớn nhất trong số các hạm đội tiền phương của Hoa Kỳ, nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương.

Tàu USS Lassen là khu trục hạm hạng Arleigh Burke có trang bị hỏa tiễn định vị, vào loại hiện đại, lớn và mạnh nhất trong số khu trục hạm.

Tàu có trên 300 thủy thủ và 23 sỹ quan. Đi kèm theo tàu là hai trực thăng Seahawk SH-60.

Kể từ chuyến thăm của tàu USS Vandergrift đến cảng Sài Gòn hồi tháng 11/2003, đã có nhiều tàu chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam và hồi tháng Tư năm nay, một nhóm sỹ quan cao cấp của Việt Nam cũng đã thăm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

Quan hệ quân sự giữa hai nước cựu thù nay được mô tả là "tiến triển tốt".

************source

BBC Vietnamese

USS Lassen (DDG-82) Banner
Home :: Welcome Aboard :: Crest :: News :: Namesake :: Ombudsmen :: Biographies :: Ship's Pictures :: 日本語

Contacts
Blue Line

Public Affairs Officer

Blue Line

Lassen Webmaster

Blue Line

Lassen Ombudsman

Blue Line

Lassen CO


Blue Line

Lassen XO

Blue Line

Lassen CMC

USS Lassen (DDG-82) Main Image

Commander 7th Fleet

U.S. 7th Fleet

Commander Task Force 70

Task Force 70

Destroyer Squadron 15

Destroyer Squadron 15
(Parent Command)

United States Navy

United States Marines

Freedom of Information Act


Commanding Officer
USS Lassen (DDG-82)
FPO AP 96671-1299
COM TEL: (011)-81-46-816-3165
DSN TEL: 243-3165

Please read our
Privacy Statement
This is an official U.S. Navy website

Privacy Advisory: We will not obtain personally identifying information about you when you visit our site unless you choose to provide such information to us. Any information collected will be used for statistical purposes only. If you choose to send email to the site webmaster or submit an online feedback form, any contact information that you provide will be solely used to respond to your request and not stored.