Tuesday 12 January 2010

60 năm quan hệ Việt- Trung : Việt Nam vẫn phải cảnh giác


VIỆT NAM TRONG DÒNG THỜI SỰ


Thanh Phương

Bài đăng ngày 11/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 11/01/2010 14:32 TU

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ (DR)

Ngư dân Việt Nam bị (...) bắt giữ (DR)

Trong năm 2010 hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập bang giao với nhiều hoạt động, trong đó có những chuyến viếng thăm cấp cao, trao đổi các đoàn quân đội.

Quan hệ Việt Trung đã được tổng bí thư Giang Trạch Dân đề nghị là nên theo tinh thần '' 4 tốt '': láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Mối quan hệ này đã được tổng bí thư của hai Đảng nâng lên thành ''quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện''.

Lãnh đạo của hai bên còn thường xuyên nhắc đến phương châm 16 chữ vàng: '' láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai''.

Nhưng trên thực tế, quan hệ (...) vẫn là quan hệ giữa kẻ lớn ăn hiếp kẻ nhỏ và trước thái độ này, giới lãnh đạo (...) cho tới nay vẫn chưa tìm được một cách ứng xử sao cho không gây hiềm khích với láng giềng phương Bắc, nhưng vẫn bảo vệ được chủ quyền của đất nước, đặc biệt là trên vùng biển Đông.

Ngay trong những ngày cuối năm 2009, từ phía Trung Quốc đã có những hành động nhằm khẳng định chủ quyền trên biển Đông ( mà họ gọi là biển Hoa Nam ).

Ngày 26/12, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua Luật bảo vệ hải đảo, có giá trị pháp đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiếp đến, ngày 31/12, Quốc vụ Viện của Trung Quốc đã công bố những ý kiến về việc xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam, trong đó có việc thúc đẩy phát triển du lịch tại quần đảo Hoàng Sa. Cả hai lần, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Việt Nam đều lên tiếng phản đối.

Nhưng trong năm qua, điều làm cho dư luận Việt Nam trong và ngoài nước phẩn nộ nhất, đó là các vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam, tịch thu tài sản, hải sản và thậm chí còn đánh đập họ, đặc biệt là vụ xảy ra trong hai ngày 7 và 8/12.

Những vụ này đã được báo chí Việt Nam loan tải rộng rãi. Vài ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Bắc Kinh chấm dứt bắt giữ ngư dân.

Trả lời báo chí Việt Nam ngày 6/1 vừa qua, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội Tôn Quốc Tường đã bác bỏ những thông tin của báo chí Việt Nam về những vụ bắt giữ và ngược đãi ngư dân, khẳng định là Trung Quốc đã '' đối xử nhân đạo, trách nhiệm '' với ngư dân Việt Nam. Trong cuộc họp báo này, đại sứ Trung Quốc còn đề nghị tạm gác tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, chờ đến khi '' điều kiện chín mùi '' mới giải quyết.

Những tuyên bố nói trên đã gây nhiều phản ứng trong nước, trong đó có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn RFI, giáo sư Tương Lai đặc biệt nhấn mạnh là 60 năm sau khi hai nước thiết lập bang giao, Việt Nam vẫn phải cảnh giác với mưu đồ bành trướng của (...).

source

RFI Tieng Viet

'Trách nhiệm là phải lên tiếng'

Phá rừng

Cuối tháng trước, hai nhà cách mạng lão thành là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư cảnh báo về việc chính quyền 10 tỉnh ở trong nước cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng dài hạn.

Hai ông bày tỏ lo ngại trước việc rừng đầu nguồn tại các vị trí xung yếu có thể bị xâm hại, và yêu cầu Nhà nước đình chỉ ngay các dự án này.

Tuy nhiên, giới chức địa phương khi được phỏng vấn đã bác bỏ quan ngại với lý do các dự án đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng vì lợi ích của cộng đồng dân cư và không có chuyện đình chỉ dự án.

Có ý kiến cho rằng kiến nghị của hai vị cựu tướng là bắt nguồn từ việc thiếu thông tin chính xác.

Đài BBC đã hỏi chuyện Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, xung quanh chủ đề này.

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Đình chỉ hay không đình chỉ dự án là quyết định của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ. Còn lá thư của ông Đồng Sĩ Nguyên và của tôi, chúng tôi căn cứ vào kết quả điều tra của các đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chủ trì.

Không phải tất cả số đất giao cho công ty nước ngoài ấy là rừng đầu nguồn, nhưng có rừng đầu nguồn.

BBC: Thưa ông, giới chức địa phương khẳng định không có chuyện bán, hay chuyển nhượng đất, mà chỉ là cho thuê sử dụng đất.

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Trong bức thư chúng tôi có đề cập tới việc bán, hoặc cho thuê dài hạn 50 năm. Cho thuê với thời hạn dài như vậy, không kiểm soát được. Người ta có thể phá hoại rừng với lý do chặt rừng cũ, trồng rừng mới.

Những chứng cứ đó đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho kiểm tra rồi.

BBC: Khi chúng tôi nói chuyện với giới chức địa phương, thì được biết trong quá trình thẩm định dự án không có chú ý phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư. Vậy thưa ông, có cần thiết nhắc tới rằng những công ty thuê đất này chủ yếu đều của doanh nghiệp gốc Hoa, như Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Nhà đầu tư từ đâu thì chúng tôi chỉ ra họ từ đó tới, chứ tại sao lại không nói?

Giả như nhà đầu tư từ Mỹ, từ Pháp, thì chúng tôi cũng nói là họ từ Mỹ hay Pháp.

Còn đây là các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan, Trung Quốc mua hay thuê rừng dài hạn, thì chúng tôi nói rõ ra như vậy.

Cần phải nhớ tới khía cạnh di dân. Có nhà đầu tư đã có tiền sử chuyển người của mình tới thực hiện dự án, khai thác công trình mà họ đầu tư - đó chính là di dân chứ còn là gì nữa.

Phản hồi hay không phản hồi, những nhà cầm quyền của chúng tôi có giải quyết hay không, thì là những chuyện chúng tôi không thể biết được.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Ngay những công trình mà họ trúng thầu ở dưới đồng bằng ven biển này, họ cũng mang công nhân của họ tới làm chứ có thuê người địa phương của chúng tôi đâu?

BBC: Thư gửi đi đã khá lâu, thưa ông, vậy tới nay đã có phản hồi chưa ạ?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Bức thư của chúng tôi sau này chúng tôi mới cho đăng trên mạng internet. Nhưng từ trước, tới nay độ một tháng rồi, ông Đồng Sĩ Nguyên và tôi đều đã gửi thư đó lên Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ về các dự án cho nước ngoài thuê rừng.

Hiện chưa có phản hồi gì cả. Từ trước đến nay, thậm chí cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư còn chẳng được phản hồi nữa là chúng tôi!

BBC: Thực lòng mà nói, ông có hy vọng những đề đạt và trăn trở của mình sẽ được ghi nhận và phản hồi không ạ?

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái đó thì chúng tôi không thể nào nói được. Việc chúng tôi thấy cần làm thì chúng tôi cứ làm thôi.

Phản hồi hay không phản hồi, những nhà cầm quyền của chúng tôi có giải quyết hay không, thì là những chuyện chúng tôi không thể biết được.

source

BBC Vietnamese

No comments:

Post a Comment