Tuesday 7 July 2009

Cúm gia cầm tái phát nhiều nơi, dân tranh cướp gà bị tiêu hủy



Cúm gia cầm tái phát nhiều nơi, dân tranh cướp gà bị tiêu hủyFriday, February 06, 2009

Hình bên: Hai người ngồi trên xe gắn máy chở một số lồng gà trên đường từ biên giới Việt Trung về thành phố Lạng Sơn. Gà, vịt nhập cảng lậu từ Trung Quốc không qua kiểm dịch vẫn tiếp diễn hàng ngày trong khi tin tức cho hay dịch cúm gà tái phát tại nhiều nơi ở cả hai nước. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
HÀ NỘI 6-2 (TH) - Cúm gia cầm tái phát nhiều nơi trên cả ba miền Việt Nam từ đầu năm đến nay và những tin tức mới nhất cho thấy những dấu hiệu này làm gia tăng các âu lo về một đợt dịch có thể bùng phát trở lại nếu không có các biện pháp đối phó mạnh mẽ và hữu hiệu.
Cục Thú Y thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN hôm Thứ Năm loan báo dịch cúm gia cầm xuất hiện trở lại tại ba tỉnh là Cà Mau, Sóc Trăng ở phía Nam và tại Nghệ An ở miền Trung.
Hồi Tháng Giêng và trước Tết Nguyên Ðán, dịch cúm gia cầm đã tái phát tại các tỉnh Thái nguyên, Thanh Hóa và Cà Mau làm cho 16,000 gia cầm các loại phải tiêu hủy.
“Cục Thú Y cho biết, ngày 3 Tháng Hai các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Nghệ An đã phát hiện dịch cúm gia cầm trên đàn gà, vịt với số con ốm chết tới hơn 1,000. Bộ trưởng nông nghiệp đã có công điện yêu cầu các địa phương dập dịch, không để lan rộng.” Bản tin báo điện tử VNExpress cho hay như vậy và cho biết chi tiết rằng “Ngày 3 Tháng Hai, tại Sóc Trăng, dịch cúm gia cầm được phát hiện trên đàn vịt của hộ chăn nuôi ở xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên. Tổng số gia cầm chết là 520 con. Cùng ngày, tại Nghệ An, cơ quan thú y cũng phát hiện dịch cúm gia cầm ở một hộ chăn nuôi vịt thuộc xã Minh Sơn, huyện Ðô Lương. Tổng số con ốm, chết là 160 trong tổng đàn 500 con.
Riêng Cà Mau, dịch bùng phát từ ngày 29 Tháng Giêng trên đàn vịt ở xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời làm gần 200 trong tổng đàn 580 con bị chết. Ngày 3 Tháng Hai, cơ quan thú y lại phát hiện thêm ổ dịch mới trên đàn vịt ở xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình làm hơn 300 con ốm chết.”
Trước tình hình này, Bộ Nông Nghiệp Hà Nội đã phải vội vã “có công điện khẩn gửi các tỉnh thành yêu cầu tập trung lực bao vây, dập tắt ổ dịch cúm gia cầm, không để lây lan diện rộng. Ðàn bị mắc bệnh cần được tiêu hủy toàn bộ, phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực có dịch ít nhất 3 lần một tuần.”
Như vậy, cúm gia cầm đã xuất hiện tại Việt Nam đã 6 năm với hàng trăm triệu gia cầm bị chết dịch hoặc bị tiêu hủy. Cho tới nay, ít nhất cũng đã có 52 người chết vì lây nhiễm cúm gia cầm được loan báo chính thức, không kể nhiều trường hợp khác cũng có thể là do hậu quả của cúm gia cầm nhưng không có kết quả thử nghiệm y tế để xác nhận.
Hồi tháng trước, một em gái 8 tuổi ở tỉnh Thanh Hóa được xác định nhiễm cúm gia cầm và đã được điều trị kịp thời nên thoát chết. Nhưng người chị gái 13 tuổi của em này đã chết dù cả hai cùng ăn thịt ngan bệnh giết ở nhà. Vì không lấy mẫu máu của bệnh nhân này trước khi chôn cất nên người ta không thể xác nhận là nạn nhân chết vì siêu vi trùng H5N1 hay vì một chứng bệnh khác dù có những biểu hiện tương tự nhau.
Dù có lệnh ngăn chặn tối đa, các vụ buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm từ Trung Quốc vẫn tiếp diễn. Theo bản tin báo Tiền Phong ngày 15 Tháng Giêng 2009, thử nghiệm máu của 16 mẫu gia cầm nhập lậu qua ngả Lạng Sơn cho thấy 8 mẫu dương tính với virus H5N1. Chỉ riêng năm 2008, nhà cầm quyền tỉnh này đã thu giữ gần 190 tấn gà thịt, 208,840 quả trứng và 270,590 gia cầm giống nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Ðây chỉ là một phần bị bắt giữ trong số gia cầm và trứng được nhập lậu từ bên kia biên giới.
Ðổ xô cướp gà tiêu hủy
Theo bản tin báo VNExpress nhiều người dân ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín ngoại thành Hà Nội đã đổ xô nhanh tranh cướp gà bị tiêu hủy. Nếu không vì nghèo khó, người ta có thể không liều lĩnh như vậy dù biết là nguy hiểm đến sinh mệnh.
Chuyện xảy ra vào chiều ngày Thứ Năm 5 Tháng Hai 2009 khi một số lượng gà “không rõ nguồn gốc” tức không được kiểm dịch bị tịch thu và đem đi tiêu hủy khoảng 1,500 con. Số gà này bị chốt kiểm dịch đặt tại Ba La (Hà Ðông) tịch thu hồi 4 giờ sáng ngày hôm trước từ một chiếc xe tải.
Tin cho hay khi số gà này được chở tới một cái hố trên bãi cát thuộc xã Hồng Vân huyện Thướng Tín để tiêu hủy, thì người dân địa phương đã xông tới cướp.
“Người dân nhảy cả xuống hố để lấy gà, ném lên cho người bên trên cho vào bao tải. Thậm chí, có người đã leo lên ca bin và lái luôn chiếc xe chở gà ra giữa bãi cát. Vì thế, số gà tiêu hủy không vượt quá 20%.” Nguồn tin cho hay.
source
NGUOI VIET Online

VN lập đoàn thanh tra đò ngang

VN lập đoàn thanh tra đò ngang
Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra một số bến đò ngang trong tuần đầu tháng Hai
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam, ông Hồ Nghĩa Dũng, vừa ký lệnh thành lập hai đoàn thanh tra cấp bộ để kiểm tra một số bến đò ngang trong tuần đầu tháng Hai.
Báo trong nước đưa tin đoàn thanh tra gồm đại diện của thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Cục Đăng kiểm, và Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
Đoàn sẽ ‘kiểm tra thực trạng một số bến đò ngang’ trong hai ngày 3 và 4 tháng Hai.
Cạnh đó, theo chỉ thị của bộ trưởng giao thông, đoàn ‘cần rà soát, xóa bỏ các địa điểm đưa rước khách không cho phép, ngưng hoạt động các phương tiện không đủ tiêu chuẩn’; và nhắc nhở bến rước cũng như chủ đò chấp hành quy định về an toàn vận chuyển hành khách.
Tai nạn
Cho đến nay người ta xác nhận cả thảy có 42 người thiệt mạng trong vụ đắm đò trên sông Gianh, xã Quảng Hải, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, ngày 30 Tết.
Con đò ngang chở khách của ông Nguyễn Xuân Quý theo đăng kiểm chỉ được phép chở 12 người. Tuy nhiên vào lúc xảy ra tai nạn, đò chở 80 người.
Theo thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, ông Lê Mạnh Hùng, người tới thăm xã Quảng Hải hôm 30/1, vụ tai nạn ‘mang tính chất rủi ro’.
Trong khi đó, giám đốc Sở Giao thông Quảng Bình quy trách nhiệm cho chủ tịch huyện và chủ tịch xã. Viên chức này nói thêm ban An toàn giao thông của tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Một số người dân tại Quảng Hải, vốn là xã ốc đảo, bất bình khi cây cầu nối bờ sông Gianh, khởi công xây từ năm 2004, đến nay vẫn chỉ xong phần cột mố.
Trong khi số tiền bỏ ra đã vượt gấp đôi dự tính ban đầu (170 tỷ so với 80 tỷ).
Ban đầu chính quyền nói chỉ cần hai năm để hoàn thành cây cầu.
Người dân nói nếu như cây cầu xây xong như lời hứa, vụ tai nạn sẽ không bao giờ xảy ra.
source
BBCVietnamese.com

Sunday February 1, 2009 - 09:37pm (EST) Permanent Link 0 Comments
Lao động nghèo đón Tết ra sao?

Lao động nghèo đón Tết ra sao?
Phạm Khiêm www.bbcvietnamese.com
Năm nay Việt Nam ăn Tết ra sao? Hãng tin AFP viết bài kể về hoàn cảnh khó khăn của một phụ nữ bán hàng rong, khi cả con trai và con dâu bị nghỉ việc, do hãng xưởng ngưng sản xuất.
Báo điện tử Vietnam Net tới thăm chợ người ở đầu cầu Mai Động, khi công việc khan hiếm trong năm đã khiến cho dân ‘cửu vạn’ ngạc nhiên. Một số người tính đi ăn xin để có đủ tiền tàu xe về quê.
Còn Vnexpress.net chụp bộ ảnh miêu tả người Hà Nội tranh nhau mua giò chả, bánh chưng tại một cửa hàng phố Hàng Bông. Tờ báo điện tử cũng đưa tin về chợ hoa Tết tại đường Nguyễn Huệ ở tp Hồ Chí Minh.
AFP kể về Tết ở Hà Nội
Ngồi gọn trên hè phố đông người qua lại ở Hà Nội là một phụ nữ bán hàng rong. Bà Lan, 43 tuổi, có ba người con. Trông bà khá tiều tụy. Gánh hàng của bà bán hạt dẻ và lạc luộc. Nói chuyện với phái viên AFP, bà Lan kể lại:
“Con dâu của tôi vừa mất việc tại xưởng may ở tp Hồ Chí Minh. Đứa con trai nói ăn Tết xong nó không vào lại trong đó, vì công việc dạo này ít, lương trả thấp, không đủ sống.”
"Cuộc sống ngày thêm khó khăn vì cái gì cũng đắt.”
Đường phố Hà Nội có vẻ tấp nập hơn trong những ngày cuối năm.Tết là dịp các thành viên của gia đình đoàn tụ, đi thăm mộ, tặng quà, cho tiền lì xì. Hay tới chùa để xin quẻ may mắn trong năm mới.
Nhiều nút giao thông bị tắc ngẽn khi các tốp xe máy nối đuôi nhau chở đồ ăn Tết. Như thực phẩm, bia rượu, cành đào, chậu quất. Hai thứ sau là vật tượng trưng cho lộc và tài trong năm mới.
Đó là trên mặt phố. Bước chân vào cửa hàng, người ta không thấy sự nhộn nhịp như hàng năm. Nguyễn Thụy Hương, chủ tiệm thời trang, than phiền doanh thu của cô giảm 30 phần trăm. Đã thế người mua còn trả giá lên xuống. Theo cô kể từ đầu năm ngoái, cuộc sống trở nên khó khăn hơn.
Ai cũng muốn có một cái tết xum vầy và sung túc, dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn
Bà Lan, người bán hàng rong, nói tuần trước, người con trai 23 tuổi của bà gia nhập đội quân tìm việc thời vụ ở chợ người. Theo bà, anh ta buộc phải làm bất cứ việc gì để có tiền. Còn con dâu bà chấp nhận ở quê coi nhà cửa, ruộng đồng. Gánh hàng rong giúp bà kiếm được khoảng 35 nghìn đồng mỗi ngày.
Vietnam Net thăm chợ người
Những ngày cuối năm tại chợ người đầu cầu Mai Động, theo phái viên báo điện tử Vietnam Net, dân làm thuê đã giảm đi rất nhiều.
Còn khoảng 10 người nấn ná chưa chịu đi. Một số người đã bỏ về quê trước đó. Những người còn lại đi tìm việc trong hoàn cảnh công ăn việc làm đang lúc khó khăn. Người mong kiếm thêm chút tiền để mua quà cho con, người khác nói họ chỉ cần đủ tiền mua vé xe là lên đường về nhà ngay lập tức.
Dù những người này chỉ mong công việc lặt vặt quanh chợ hoa Kim Ngưu, như vác hộ cành đào, bưng giùm chậu quất, công việc sao mà hiếm. Có người so sánh được ai đó chở đi chỉ để sai vặt thôi là tương đương với trúng số.
Một thanh niên tên Thu tâm sự: “Thèm về nhà ăn Tết quá. Nhìn thấy người ta mua sắm nhớ nhà lắm. Cả năm có mỗi dịp này là gia đình xum họp đầy đủ. Nhưng về nhà cũng phải mua cho con gái đôi dép, cái kẹp tóc chứ chả nhẽ lại về tay không.”
Đối với Thu ngay cả tiền xe cũng chưa có, làm sao có tiền để mua quà cho con.
Ông đồ viết câu đối, nét truyền thống vẫn được gìn giữ tại Việt Nam
Một người tên Dũng, chỉ mong kiếm mấy chục ngàn để mua vé tàu xe. Và mấy ngày qua anh chưa có việc. Anh tâm sự: “Suốt mười năm làm việc ở đây, chưa bao giờ ít việc như năm nay”.
Việc hiếm, trong khi chi phí sinh hoạt chốn đô thành gia tăng. Thì những người nghèo tìm cách cắt giảm chi phí. Thay vì ngày ăn ba bữa, giờ họ ăn hai. Và đi ngủ đường. Hai biện pháp này cũng tiết kiệm cho họ được 20 ngàn đồng mỗi ngày.
Đến 29 Tết, dù kiếm được tiền hay không, tất cả mọi người đều phải về quê. Đây là tục lệ bắt buộc, vì cái Tết mang nhiều ý nghĩa đối với họ. Năm ngoái một số người kiếm được kha khá. Năm nay ai cũng nghèo hơn, đã thế việc lại hiếm. Tiền không có, có người tính đến cách đi ăn xin.
Vnexpress phóng sự bánh chưng
Trong hình ảnh tái hiện lại thời bao cấp, báo điện tử Vnexpress.net đăng chùm ảnh người Hà Nội xúm nhau mua bánh chưng bên ngoài một cửa tiệm giò chả ở phố Hàng Bông.
Cảnh chen lấn, xô đẩy khi mua các mặt hàng khan hiếm, như đường sữa, muối, gạo, hay xảy ra dưới thời bao cấp. Kể từ khi Việt Nam đối mới, và nhất là trong năm, mười năm trở lại đây, kinh tế thị trường hầu như giải tỏa những thắt nút cổ chai trong việc sản xuất và phân phối, hàng hóa dồi dào hơn, người dân hầu như quên mất cụm từ này.
Nhưng khi hàng khan hiếm, người Hà Nội nhất định không quên kỹ năng thời xa xưa, đó là không cần xếp hàng, chỉ dùng chen lấn để mua bánh chưng.
Khoảng chục người, mặc áo dày để tránh giá rét mùa đông, tay cầm tiền lăm lăm, bủa vây một chiếu bánh chưng, trải ra ngay trên vỉa hè, xung quanh người xe qua lại như mắc cửi.
Nhà nào cũng mua sắm để có cảm giác đầy đủ, hy vọng năm mới sẽ may mắn
Từng bao tải bánh chưng được kéo nhanh trên xe xuống. Dù mỗi chiếc giá 50 chục ngàn, bánh bán khá chạy. Có người phải đợi 10 phút mới ‘may mắn’ chạm được vật được coi là ‘thần kỳ’. Mọi việc ầm ĩ như ‘mổ bò’ diễn ra ngay trên hè phố.
Giò chả được bán bên trong cửa hàng. Người mua đông nghịt. Lối vào, lối ra không có, mạnh ai người nấy ‘tả’, cảnh tượng hỗn độn.
Có tới năm cô bán hàng mà cũng chẳng giúp được bao nhiêu. Khách hàng được một phen chen lấn, thúc huých, áp tải, gầm ghè, nhằm đạt được sớm nhất mục đích của mình.
Mỗi năm chỉ có một lần, vả lại 28 Tết rồi, không mua thì lấy gì ăn.(Nhưng mà ngày thường có ai thèm giò chả đâu?)
Vâng, đó là cái Tết ở Việt Nam. Bộ ảnh cho thấy cái gì cũng phải đông, vui, chen chúc nhau, thì mới gọi là Tết.
source
BBCVietnamese

No comments:

Post a Comment