Tuesday 7 July 2009

Hình ảnh Trung Quốc khai thác bauxite ở Lâm Đồng









































































































































Người chụp bức hình nổi tiếng cuộc di tản ở Sài Gòn năm 1975 vừa mới qua đời

Người chụp bức hình nổi tiếng cuộc di tản ở Sài Gòn năm 1975 vừa mới qua đời

Hugh Van Es năm 1969. Hình của Life
Ông Hugh Van Es, người nổi tiếng với bức hình nói lên sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, đã qua đời tại Hồng Kông, thọ 67 tuổi. Bức hình chụp cảnh những người nối đuôi nhau trèo chiếc thang lên sân thượng nóc nhà để hy vọng vào được chiếc trực thăng của CIA chở người di tản.
Vợ ông phóng viên là Annie Van Es vào ngày Thứ Sáu hôm nay cho biết chồng của bà vừa mới qua đời vào buổi sáng tại một bệnh viện ở Hồng Kông. Theo bà, ông Hugh Van Es đã bị xuất huyết não từ tuần trước và từ đó đến nay không hồi tĩnh lại.

Hugh Van Es và vợ Annie năm cuối năm 2008
Bức ảnh do bà Annie Van Es công bố sáng hôm nay chụp hai vợ chồng vào ngày 31.12.2008.
Ông Hugh Van Es sinh ở Hòa Lan, làm nghề phóng viên ở Hồng Kông trước khi sang làm phóng viên ở Việt Nam với các hãng NBC News, AP và sau cùng là cho hãng UPI.
Ông Hugh Van Es đã chụp nhiều bức ảnh nổi tiếng của cuộc chiến Việt Nam nhưng bức ảnh được mọi người biết tới nhiều nhất là cảnh đoàn người nối đuôi nhau trèo lên chiếc thang ngoài trời để tới chiếc máy bay trực thăng đang đậu trên một nóc nhà.
Ông Hugh Van Es đang ở trên ban công của khách sạn kế cạnh và chụp được bức hình này bằng máy ảnh với ống kính 300 mm. Chiếc máy bay trực thăng HU-1 Huey chở các nhân viên CIA và gia đình họ.
Ông Hugh Van Es đã mất công giải thích nhiều lần rằng đấy không phải là cảnh di tản tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ.
Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng của chiến tranh Việt Nam và sự chấm dứt chiến tranh ở đấy cũng như sự thất bại về quân sự của Hoa Kỳ.

Bức hình nổi tiếng nhất của Hugh Van Es. Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975
Đỉnh cao của biểu tượng này là khi vở ca nhạc kịch Miss Saigon được dàn dựng. Ông Hugh Van Es không hài lòng vì hình ảnh của ông đã bị dàn dựng như vậy do đó đã mất nhiều thời gian kiện tụng nhưng đã không thành công.
35 năm qua, ông Hugh Van Es sống ở Hồng Kông và đã qua đời tại đấy trong ngày hôm nay.
Sau này khi nói về cảnh di tản trong bức hình độc đáo đó, Hugh Van Es cho hay không phải trong số khoảng 30 người nối đuôi đó đều được may mắn lên chiếc máy bay trực thăng, dù máy bay đã chở quá tải, hơn chục người mà khả năng máy bay cho phép.
Hôm nay, phóng viên Hugh Van Es ra đi, nhưng bức hình nổi tiếng của ông vẫn tồn tại. (Hình và nguồn tin từ AP)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
source
TiVi Tuan San

Monday May 18, 2009 - 10:14pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Website đăng ký tại Việt Nam đưa quan điểm của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa

Website đăng ký tại Việt Nam đưa quan điểm của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa
Cho đến chiều ngày 14.5.2009, trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có địa chỉ: www.vietnamchina.gov.vn vẫn còn lưu những bản tin thể hiện quan điểm của chính quyền Trung Quốc về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này”.
Tuyên bố của bà Khương Du trên www.vietnamchina.gov.vn
Tây Sa là từ mà người Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã xác lập chủ quyền chính thức đối với quần đảo Hoàng Sa từ thời vua Gia Long (năm 1816). Người dân Việt Nam đã hiện diện trên phần lãnh thổ có chủ quyền hợp pháp này liên tục hàng trăm năm cho đến khi bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng vào ngày 19.1.1974.
Việc Trung Quốc có những tuyên bố sai trái về quần đảo Hoàng Sa không phải là điều mới xảy ra. Tuy nhiên, khi tuyên bố này được đăng trên một website có tên miền “gov.vn” chỉ cấp cho các cơ quan Chính phủ Việt Nam; nội dung ở trang chủ cũng ghi cơ quan chủ quản là: bộ Thương mại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…, thì nó trở thành một vấn đề gây hoang mang cho người đọc ở trong và ngoài nước.
Sáng 13.5, sau khi đọc được thông tin này trên blog Lê Tuấn Huy, được trang web viet-studies.info của GS Trần Hữu Dũng dẫn link, chúng tôi đã thông báo ngay tới các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cho đến ngày 14.5, những thông tin sai trái nói trên vẫn chưa được đưa ra khỏi trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc”. Vào lúc 10h30 sáng 14.5, chúng tôi đã liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này. Lúc đầu ông Hưng cho rằng, “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả. Anh phải vào thực tế trang web thì thấy có nhiều thông tin về hợp tác thương mại, kinh tế có nhiều điểm rất là tốt”.
Khi chúng tôi hỏi về phần tiếng Việt của website đăng tuyên bố của bà Khương Du thì ông Nguyễn Thanh Hưng cho rằng: “Đó là trang web của Trung Quốc chứ có phải của mình đâu”. Chúng tôi hỏi: “Trang web có đuôi .gov.vn thì người ta phải hiểu là của Việt Nam, thưa ông?”. Ông Hưng giải thích: “Của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách. Tiếng Việt do phía Trung Quốc phụ trách để họ đăng trực tiếp bằng tiếng Việt giúp doanh nghiệp Việt Nam”.
Theo giới thiệu của ông Nguyễn Thanh Hưng, chúng tôi liên hệ với người trực tiếp phụ trách trang web, ông Trần Hữu Linh, phó cục trưởng cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công thương. Ông Linh xác nhận trang web tiếng Trung do phía Việt Nam phụ trách, vietnamchina.gov.vn, vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh trang web này, chúng tôi còn tìm thấy một trang web khác, cũng gọi là “Mạng thông tin hợp tác kinh tế – thương mại Việt Nam – Trung Quốc” bằng tiếng Trung, nhưng có tên là chinavietnam.gov.cn/ (đuôi “vn” được thay bằng “cn”) và nội dung thì tương tự như website tiếng Việt, thể hiện quan điểm của chính quyền Trung Quốc về các vấn đề quốc tế và đặc biệt là về biển Đông.
Như vậy, trên thực tế, các nhà doanh nghiệp Trung Quốc thay vì tiếp cận được với website do bộ Công thương phụ trách lại nhận được thông tin do phía Trung Quốc đưa ra. Về phía các nhà doanh nghiệp Việt Nam, khi truy cập website “hợp tác...” để tìm thông tin về thương mại họ còn phải đọc những thông tin về các vấn đề đối ngoại và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc.
Cũng trong buổi sáng 14.5, ông Linh cho biết: “Cục Quản lý báo chí, bộ Thông tin truyền thông vừa đề nghị có mấy bài phải bỏ xuống. Tôi cũng đang báo cáo với lãnh đạo bộ để xử lý”. Nhưng, theo ông Linh thì vì, “theo thoả thuận phía Trung Quốc lo phần tiếng Việt. Phía Việt Nam lo phần nội dung bằng tiếng Trung”; cho nên bộ sẽ phải “gửi công hàm sang bộ Thương mại Trung Quốc đề nghị bỏ những nội dung không dành cho kinh tế và thương mại”.
Theo thông tin của trung tâm Internet Việt Nam (Vnnic) thì trang web này do bộ Thương mại (nay là bộ Công thương) đăng ký tên miền. Về nguyên tắc, khi đã đăng ký tên miền Việt Nam, thì server phải đặt tại Việt Nam. Nhưng, theo Vnnic, trang web www.vietnamchina.gov.vn đang hoạt động với một server ở Trung Quốc. Căn cứ nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet thì từ nội dung đăng tải trên website, đến phương thức hoạt động của trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” đều có nhiều sai phạm. Cho đến 8g47 phút sáng nay (15.5.2009), chỉb cần gõ "bà Khương Du" là dẫn đến website trên. Vậy bao giờ mới thảo bỏ những thông tin này?
Huy Đức – Mạnh Quân
source
http://sgtt.com.vn/detail2.aspx?newsid=51474&fld=HTMG/2009/0514/51474

Thursday May 14, 2009 - 10:11pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hình ảnh Trung Quốc khai thác bauxite ở Lâm Đồng

Hình ảnh Trung Quốc khai thác bauxite ở Lâm Đồng:
Văn phòng Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam trong dự án Bauxite Tân Rai, Lâm Đồng.
Cận cảnh công trường Bauxite Tân Rai. Công trường hoạt động suốt ngày đêm.
Vẫn còn nhà dân nằm “lọt” giữa khu đất vừa mới giải phóng để làm khu văn phòng của dự án.
Nền nhà của một người bị cưỡng chế. Một số cho rằng chưa được đến bù thỏa đáng so với khung giá đền bù của tỉnh Lâm Đồng.
Đây là khu tái định cư thuộc Khu 5, cũng trong thị trấn Lộc Thắng. Có người nói họ bị hành hung khi phản ứng lại nhân viên cưỡng chế.
Công nhân Trung Quốc tan ca trưa. Một người dân địa phương nói tình trạng tăng dân số một cách đột ngột dẫn đến nhiều “va chạm” giữa người Việt Nam và người ''nhập cư ngoại quốc''.
Phía trước khu nhà ở của công nhân Trung Quốc, ngay cạnh mỏ Bauxite.
Quán cơm do người địa phương mở để phục vụ cho công nhân Trung Quốc tham gia dự án Bauxite Tân Rai.
Đường vào mỏ Bauxite Tân Rai. Sau giờ tan ca vào buổi trưa và buổi chiều, thường gặp nhiều công nhân Trung Quốc ra ăn uống tại quán cơm tàu nằm cách mỏ chỉ chừng vài trăm mét.
Nhiều nơi trong nước đã lên tiếng can ngăn các dự án khai thác bauxite như Tân Rai và Nhân Cơ (ở Đăk Nông) vì nhiều quan ngại, kể cả cho môi trường. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn khẳng định đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2009/05/090507_ugcbauxitesite.shtml

Wednesday May 13, 2009 - 02:29am (EDT) Permanent Link 0 Comments
TP Sơn Tây thành thị xã

source
http://diaoc.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=315515&ChannelID=450
pix-source
belleindochine.free.fr

Monday May 11, 2009 - 05:47am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Đánh giá Điện Biên Phủ 'khách quan hơn'

Đánh giá Điện Biên Phủ 'khách quan hơn'

Các cựu binh Điện Biên Phủ quay lại nơi xưa
Tuần này, Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, khoảnh khắc chấm dứt sự thống trị của chế độ thực dân Pháp.
Nếu còn vấn đề gì gây tranh cãi, có lẽ đó là mức độ trợ giúp và vai trò của Trung Quốc trong chiến thắng này.
Những năm gần đây, Trung Quốc công bố tư liệu nói rằng nhiều cố vấn của họ đã đóng vai trò không kém Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Điện Biên Phủ.
Trả lời đài BBC hôm 7.5, GS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học ở Hà Nội, thừa nhận thông tin đó đã làm nhiều người Việt Nam lúng túng.
Nhưng ông cho rằng hiện tại, giới nghiên cứu Việt Nam cũng đã có nhiều bằng chứng để phản ứng lại cách đưa tin của Trung Quốc.
GS. Nguyễn Quang Ngọc: Hồi kỷ niệm 50 năm Điện Biên Phủ, có nhiều ý kiến lắm. Có những ý nói vai trò quyết định thuộc về chuyên gia Trung Quốc. Nó cũng làm người ta hoang mang. Nhưng gần đây đã có khá nhiều nghiên cứu giúp thấy rõ vấn đề. Nhận diện về chiến thắng này ngày càng đầy đủ và rõ ràng hơn.
Trước đây, phần nào các nhà nghiên cứu không quan tâm tài liệu Trung Quốc. Nhưng sau việc Trung Quốc công bố, đã có nhiều hội thảo ở Bắc Kinh, nhiều nơi khác. Tài liệu của các bên đã được khai thác, để nhìn nhận khách quan hơn. Chứ bây giờ nếu thảo luận, mà anh nào cũng chỉ biết tài liệu của mình, khai thác có lợi cho mình thì như vậy là phi khoa học.BBC: Theo giáo sư, vì sao Trung Quốc quan tâm vấn đề Điện Biên Phủ?
Sau việc Trung Quốc công bố, đã có nhiều hội thảo. Tài liệu của các bên đã được khai thác, để nhìn nhận khách quan hơn.
Nguyễn Quang Ngọc
Đóng góp của họ cho chiến thắng Điện Biên Phủ là có thật. Thời kháng chiến chống Pháp, nhiều bộ đội của mình đã sang bên đó rèn luyện, sau đó tham gia chiến dịch Điện Biên. Có vai trò của các sĩ quan và cố vấn Trung Quốc. Nhưng trong một số sách, cách trình bày của Việt Nam có khi không bàn tới, nên người ta có ý kiến, cũng phải thôi. Tuy vậy, sau khi đã có trao đổi, ít nhất trên cơ bản có sự thống nhất, thì rất tốt.
Gần đây, tôi đọc bài Mã Viện Nam chinh Giao chỉ của sử gia Trung Quốc Hoàng Tranh. Hóa ra ông ấy "sám hối" hoàn toàn. Trước đây ông ấy phê phán khởi nghĩa Hai Bà Trưng là nổi loạn. Gần đây ông ấy lại viết thẳng ra là: Tôi viết bài này, đây là tiếng nói từ đáy lòng tôi, biểu lộ sau khi đã thay đổi quan điểm. Đấy, có nhiều yếu tố: không khí học thuật, khả năng tiếp cận tư liệu, thậm chí quan điểm chính trị, để rồi đi đến khách quan hơn. Theo tôi, đó là bước tiến.BBC: Khi xảy ra chiến tranh 1979, Trung Quốc nói Việt Nam đã vô ơn. Theo giáo sư, đánh giá như thế ở Trung Quốc có còn như vậy không?
Chuyện năm 1979 họ đánh Việt Nam, không thể lấp liếm được. Với tôi, đây là cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng tôi không bao giờ quên ơn, dù chỉ một cân gạo. Trung Quốc giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rất lớn, Việt Nam phải đời đời mang ơn. Còn chuyện đi đánh nước ta, không thể lấy việc giúp đỡ ra mà nói, rất khác nhau.
Hiện nay, trong vấn đề biển đảo, theo tôi, Việt Nam có lịch sử chủ quyền rất thực và rõ ràng. Ít nhất từ thế kỷ 17 đến mãi cuối thế kỷ 19, không có nước nào trong khu vực tranh chấp với Việt Nam. Vì thế Việt Nam phải bảo vệ đến cùng. Lịch sử chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa được ghi bằng cả biển máu, núi xương ngoài đó.
source
BBCVietnamese

Thursday May 7, 2009 - 10:32pm (EDT) Permanent Link 0 Comments

No comments:

Post a Comment