Wednesday 8 July 2009

Người Việt Nam đầu tiên từ chối rước đuốc
















Entry for July 01, 2008

01 Tháng 7 2008 - Cập nhật 09h14 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
VN chủ tọa Hội đồng Bảo an LHQ
Việt Nam sẽ chủ tọa các cuộc họp ở Hội đồng Bảo an trong tháng 7
Việt Nam chính thức làm Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc trong vòng một tháng kể từ hôm nay 01/07.
Trong cương vị chủ tịch, Việt Nam sẽ lo việc đưa ra sắp xếp nghị trình làm việc của Hội đồng Bảo an, chủ tọa các cuộc họp và đại diện Hội đồng trong quan hệ với các thành viên LHQ và các tổ chức quốc tế.
Được biết, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm dự kiến sẽ dẫn đầu một phái đoàn tham gia các cuộc họp liên quan đến vai trò của Việt Nam trong tháng 7 ở LHQ.
Trong tháng này, Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ họp và quyết định về nhiều vấn đề phức tạp như tình hình Kosovo sau khi vùng này tuyên bố độc lập.
Ngoài ra là các chủ đề như Miến Điện, việc triển khai quân gìn giữ hòa bình của LHQ và Liên hiệp châu Phi ở Darfur, Sudan.
Các cuộc tranh luận về chương trình hạt nhân của Iran và Bắc Triều Tiên cũng được nhắc đến.
Việt Nam cam kết sẽ đóng góp vào việc giải quyết các tranh chấp, xung đột thông qua đối thoại hòa bình, đàm phán, tránh xung khắc
Đại sứ Lê Lương MinhSẽ phát biểu gì?
Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh được báo chí trong nước trích lời nói một cách chung chung rằng nước này "cam kết sẽ đóng góp vào việc giải quyết các tranh chấp, xung đột thông qua đối thoại hòa bình, đàm phán, tránh xung khắc, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn về lãnh thổ của mọi quốc gia..."
Tuy nhiên, trong các đề tài lớn này, một số chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng Việt Nam sẽ không làm được gì nhiều vì "các chiến tuyến" giữa những cường quốc đã định sẵn.
Trả lời BBC hồi tháng 9/2007, khi nghe tin Việt Nam sẽ tham gia Hội đồng Bảo an, Giáo sư Stein Tønnesson từ Na Uy cho rằng chẳng hạn như "đề tài Iran sẽ khó cho Việt Nam để phát biểu được gì nhiều."
Theo ông, về Iran, năm quốc gia thường trực trong Hội đồng là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga Trung Quốc đã xác định "tương quan của họ với nhau nên không có vai trò gì nhiều cho Việt Nam trong vụ này. Việt Nam sẽ phải bỏ phiếu mà thôi."
Quan điểm "toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam đặt ra câu hỏi Hà Nội sẽ đóng vai trò gì trong trường hợp Kosovo, vốn là một tỉnh của Serbia nhưng tách ra.
Cho tới nay, Nga và Trung Quốc không coi Kosovo như một nước độc lập trong khi Mỹ và một số quốc gia lớn trong Liên hiệp châu Âu như Đức lại công nhận.
Việc chuyển giao quyền quản trị của Liên Hiệp Quốc và giám sát quá trình xây dựng cơ chế an ninh ở Kosovo từ tay Nato sang tay EU đang diễn ra một cách khó khăn.
CÁC BÀI LIÊN QUAN
LHQ cử đặc sứ tới Miến Điện
15 Tháng 5, 2008 Thế giới
VN muốn nâng cao vai trò tại HĐBA
13 Tháng 3, 2008 Việt Nam
Chiến trận lại bùng nổ tại Sudan
20 Tháng 2, 2008 Trang chủ
Việt Nam phản đối Kosovo độc lập
18 Tháng 2, 2008 Việt Nam
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080701_vnunsecuritycouncil.shtml
29 Tháng 6 2008 - Cập nhật 17h06 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hoa hậu Hoàn vũ tới Việt Nam
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được truyền hình trực tiếp từ Nha Trang
Cuộc thi chọn ra người đẹp nhất hành tinh sẽ diễn ra tại Khánh Hòa vào trung tuần tháng Bảy.
Người đứng đầu hãng truyền hình NBC Universal Donald Trump và Chủ tịch Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Miss Universe Organisation, bà Paula Shugart, nói cuộc thi sẽ được truyền đi trực tiếp từ Nha Trang.
Bà Shugart được trích lời nói: ''Việt Nam đã lớn mạnh chưa từng thấy trong những năm gần đây, cả trong lĩnh vực kinh doanh và du lịch.
''Sự kiện được truyền đi khắp thế giới này đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam được chọn làm trung tâm và dĩ nhiên nó có tầm quan trọng đặc biệt với khán giả Hoa Kỳ.
'Vinh dự'
Trong khi đó tờ The Age của Úc đưa in người dẫn chương trình có tiếng của Hoa Kỳ Jerry Springer và cựu ngôi sao của Spice Girls, Mel B sẽ dẫn chương trình Hoa hậu Hoàn vũ tại Việt Nam vào ngày 13 tháng Bảy.
Đây hiển nhiên là một vinh dự lớn và được làm việc cùng Mel B làm cho mọi việc hấp dẫn hơn nữa.
Jerry Springer
Mel B được dẫn lời nói: ''Tôi vui mừng được cùng dẫn chương trình Hoa hậu Hoàn vũ.
''Tôi tin rằng sự đa dạng và tận tâm của cuộc thi sẽ khuyến khích và trao quyền cho các thiếu nữ trên toàn cầu.''
Còn Jerry Springer được The Age trích lời nói: ''Đây hiển nhiên là một vinh dự lớn và được làm việc cùng Mel B làm cho mọi việc hấp dẫn hơn nữa.''
Đương kim Hoa hậu Hoàn vũ, Riyo Mori, người Nhật Bản sẽ trao vương miện cho người được giải năm nay.
Trong năm giữ vương miện, cô Mori đã đi nhiều nơi trên thế giới để thúc đẩy việc đào tạo về HIV/AIDS cũng như khuyến khích nghiên cứu và thông qua các đạo luật trong lĩnh vực này.
Người kế vị cô được cho là cũng sẽ đóng vai trò tương tự.
Những người đẹp từ hơn 80 nước trên thế giới sẽ tham gia thi áo tắm, trang phục dạ hội và phỏng vấn
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080629_miss_universe.shtml
25 Tháng 6 2008 - Cập nhật 08h31 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Phản đối lệnh cấm xe tự chế
Hà Nội có khoảng hai ngàn xe tự chế
Tin cho hay hàng trăm người lái xe tự chế đã tụ tập hồi đầu tuần ở Hà Nội để phản đối lệnh cấm lưu hành xe công nông, xe ba gác tự chế trong các thành phố.
Lệnh cấm được áp dụng từ 1/7 sau một thời gian bị trì hoãn vì phản đối trong dân.
Các nguồn tin nói những người tham gia cuộc phản đối, nhiều người nhận là thương binh và cựu chiến binh, đã dẫn lý do lệnh cấm này sẽ ảnh hưởng tới việc kiếm sống của họ.
Các loại xe tự chế tương đối phổ biến trong giới dân nghèo và được sử dụng để vận chuyển hàng cồng kềnh.
Bản tin của hãng thông tấn Agence France-Presse nói nhiều người tham gia cuộc tụ họp bên ngoài văn phòng tiếp dân tại Cầu Giấy hôm thứ Hai mặc quần áo bộ đội và đội mũ cối. Họ nói chính phủ cần quan tâm công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo.
Tất cả các loại xe công nông, ba bánh và bố bánh tự chế sẽ bị cấm trong nội thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong một quyết định nhằm giảm thiểu tình trạng tắc đường, ô nhiễm và tai nạn giao thông.
Lệnh này đáng ra được áp dụng từ đầu năm 2008 nhưng tới nay chưa thực hiện được vì người dân phản đối.
Cũng giống như lệnh cấm bán hàng rong tại các phố chính ở Hà Nội, lệnh cấm xe ba gác bị cho là ảnh hưởng chủ yếu tới người thu nhập thấp.
Cả Hà Nội có khoảng 2.000 xe tự chế, trong khi con số ở TP Hồ Chí Minh là 20.000.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080625_xetuche.shtml
pix-source:
Hàng rong Hà Nội vái lạy: "Cho tôi kiếm cơm!"
06:18' 15/01/2008 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/01/764099/
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Chi tiêu công của VN nhiều sai phạm
Giao dịch chứng khoán ảo thì dễ nhưng trong thực tế mới phát sinh vấn đề
Kết quả kiểm toán khu vực nhà nước ở Việt Nam năm qua cho thấy nạn lạm chi và vi phạm tiêu chuẩn mua sắm xảy ra ở nhiều cơ quan.
Cuộc kiểm toán này cho thấy nhiều dự án, cơ quan, tổ chức nhà nước, chính phủ có tình trạng vi phạm, lạm chi trong mua sắm tài sản, hoặc chi tiêu vận hành.
Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện và kiến nghị tăng thu 2764 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước từ các đơn vị bị kiểm tra.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nhận xét việc quản lý và chi tiêu công ở VN còn nhiều điểm chưa hợp lý.
Nghe phỏng vấn ông Nguyễn Quang Thái
Ông Thái cho rằng những lĩnh vực đầu tư công nào chưa hiệu quả có thể giao cho lĩnh vực tư nhân đảm nhiệm.
Thất thu ngân sách là tình trạng chung của nền kinh tế mà còn có một số khu vực 'informal', không chính thức, nên cái việc tính thuế nó không được rõ ràng, có tình trạng tùy tiện...
Giáo sư Nguyễn Quang Thái
Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã xem xét 17 bộ ngành, trung ương và 29 tỉnh, thành phố cùng 26 doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng nhà nước và 17 dự án đầu tư cấp quốc gia.
Theo kết quả kiểm toán vừa công bố, tổng số tiền phải "xử lý tài chính" lên tới gần 12.000 tỉ đồng.
Nhiều vi phạm
Theo báo cáo mà ông Vũ Văn Họa, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Kiểm toán Nhà nước đưa ra, các vi phạm xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực.
Những vi phạm phổ biến là kê khai sai thuế suất thuế giá trị gia tăng; hạch toán thiếu doanh thu chịu thuế; nhiều khoản hạch toán, thu chi không hợp lệ; thu tiền sử dụng đất sai thực tế..vv..
Xe hơi sang được nhập về cho quan chức sử dụng
Báo cáo cho biết hàng ngàn dự án xây dựng cơ bản đã có các vi phạm ở nhiều khâu khác nhau.
Tình trạng chi cho đầu tư phát triển thường dàn trải, lãng phí, không hiệu quả.
Báo Tuổi Trẻ dẫn chứng tỉnh Tây Ninh được phân bổ 283 tỉ đồng nhưng lại “hào phóng” cam kết chia cho các đơn vị cấp dưới 1639 tỉ.
Đặc biệt, nhiều cơ quan trung ương và địa phương được biết đã chi sai hoặc vượt mức qui định cho việc mua sắm xe hơi.
Ví dụ Lạng Sơn tuy là tỉnh nghèo miền núi nhưng lại mua vượt 37 xe hơi so với mức được phép.
Lãi ít nhưng nợ nhiều
Báo cáo cũng cho biết các tổng công ty nhà nước có mức lãi vừa phải, nhưng nợ nần thì rất lớn.
Mặc dù báo cáo cho biết 89.7% các doanh nghiệp từ 20 tổng công ty được kiểm toán là kinh doanh có lãi nhưng tổng số nợ mà các tổng công ty này phải trả lên tới 65.799 tỉ đồng, chiếm 171,2% tổng vốn chủ sở hữu.
Được biết các ngân hàng nằm trong số những doanh nghiệp thu về lãi lớn, nhưng báo cáo về chi phí và thu nhập của họ thường bị ‘biến báo’, không phản ánh đúng thực tế.
Ngoài ra, dư nợ nước ngoài ở Việt Nam đã lên tới mức 34,6% GDP, tức là cách không xa mức giới hạn của quốc tế về dư nợ không an toàn là 40%.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080702_vietaudit.shtml
30 Tháng 6 2008 - Cập nhật 10h20 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Hà Nội bắt đầu cấm hàng rong
Người bán hàng rong chủ yếu đến từ các vùng quê
Chính quyền Hà Nội đồng loạt bắt đầu thực hiện lệnh cấm bán hàng rong và để xe trên hè phố từ thứ Ba 1/7.
Trước đây, giới chức cũng từng có các đợt chấn chỉnh trật tự đô thị tương tự, nhưng không giải quyết được triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè.
Lệnh cấm có hiệu lực trên 62 tuyến đường phố. Lệnh cấm này bị trì hoãn nhiều lần vì vấp phải sự phản đối của người dân.
Trong dịp này, lệnh cấm xe công nông, xe ba gác tự chế cũng được áp dụng ở Hà Nội và TP HCM.
Tuần trước, hàng trăm người sử dụng xe tự chế, trong có nhiều cựu chiến binh, đã tụ họp để phản đối quyết định này.
Ông Trần Việt Trung – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Quận Đống Đa, cho BBC biết rằng cơ quan này thực hiện theo đúng chỉ thị của thành phố.
“Chúng tôi sẽ ra quân với sự tham gia của tất cả các ban ngành. Tuyến nào cấm không được bán hàng rong thì phải giải thích cho người dân.”
'Không biết lấy gì để ăn'
Truyền thông trong nước nhìn chung đều ủng hộ lệnh cấm.
Một người bán hàng rong nói với BBC khi chị đang rong ruổi trên đường phố, một ngày trước khi quy định có hiệu lực: “Về quê không biết lấy gì mà ăn. Cả nhà tôi chỉ trông chờ vào tôi bán hàng trên này."
"Chắc con tôi phải nghỉ ở nhà không thể tiếp tục đi học.”
Về quê không biết lấy gì mà ăn. Cả nhà tôi chỉ trông chờ vào tôi bán hàng trên này.
Một người bán hàng rong
Một người khác nói rằng sẽ tiếp tục bám trụ ở Hà Nội, dù bị cấm bán hàng.
Bà nói với BBC: “Làm sao dẹp được hết bọn tôi. Bọn tôi vẫn phải đi bán hàng vì các con cần tiền ăn học.”
Phần đông những người bán hàng rong ở các thành phố lớn của Việt Nam tới từ các vùng nông thôn ven đô.
Nhiều ý kiến phản đối cho rằng lệnh cấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người thu nhập thấp trong xã hội.
Bạn có ý kiến gì về đề tài này và có cho rằng hàng rong là một phần của sinh hoạt kinh tế đô thị tại Hà Nội, xin gửi email về vietnamese@bbc.co.uk
Khanh SGTheo tôi chủ trương này đối với Việt Nam là chưa đúng lúc. Dân đã nghèo mà còn bị gây khó thế này thì sống sao đây? Trước đây phong trào cách mạng là từ đâu? có phải từ dân nghèo không? Tôi hiểu và thông cảm với người bán hàng rong ở Việt Nam. Có lẽ người làm chính sách chỉ ngồi văn phòng máy lạnh mà viết ra chính sách.
source:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/06/080630_streetvendorban....

Saturday October 4, 2008 - 03:13am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hà Nội họp báo về vụ Thái Hà

SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080830_invcarlthayer.shtml

Saturday October 4, 2008 - 03:03am (EDT) Permanent Link 0 Comments
63 năm cuộc cách mạng tháng Tám

Không gian chính trị cơ sở ở Việt Nam
Lê Hải BBCVietnamese.com

Khi người dân có nhiều không gian để thở thì sẽ ít có khả năng đòi thay đổi chính trị bằng cách mạng
TS David KohỞ Việt Nam, đảng cộng sản biết điều chỉnh và thay đổi nội dung chính sách để phù hợp với thực tế xã hội, là giải pháp mà những chuyên gia như tiến sĩ David Koh cho rằng đã giúp chế độ toàn trị tiếp tục nắm quyền ở Việt Nam.
Nhìn từ thực tế
BBC tiếng Việt xin giới thiệu góc nhìn của giám đốc trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở ở Singapore, được trình bày qua công trình nghiên cứu "Phường ở Hà Nội" (Wards of Hanoi - xem link bên).
Câu hỏi vĩ mô về tính chính danh và sự tồn tại của chế độ được chuyển xuống các mẫu nghiên cứu lấy từ đời thường, như chuyện chị Phương bán bún và anh Sơn xây nhà, cả hai đều phải xử lý các va chạm với luật pháp trong mưu sinh.
TS David Koh xây dựng mô hình nghiên cứu gọi là không gian dàn xếp (mediation space), cũng là vùng tối (penumbra) nhưng lại chính là nơi diễn ra sự thực thi chính sách nhà nước ở tầng địa phương.
Nhân vật chính được quan tâm đặc biệt trong các phân tích và diễn giải chính là quan chức địa phương, người đứng giữa chính sách của nhà nước và quyền lợi của người dân địa phương.
"Trong vùng tối này, giới chức địa phương không xử lý các vụ việc với dân chúng chỉ đơn thuần trên cơ sở luật và lệ do nhà nước được đảng lãnh đạo đặt ra."
Vai trò
Sự vụ hàng ngày đa phần được giải quyết qua dàn xếp
"Các sự vụ hàng ngày ở mức thành thị cơ bản nhiều phần được giải quyết thông qua dàn xếp, mà thường các chính sách của nhà nước-đảng không được thực thi hoàn toàn trong không gian dàn xếp này", như một đoạn trong trang hai của quyển sách.
Theo các phân tích trong chương một, quyết định dàn xếp của giới chức bị chi phối từ các yếu tố có thể xếp vào trong ba khu vực chính.
Trước hết là điều kiện kinh tế xã hội, nhiều người dân đã quen với việc lách luật, hối lộ quan chức để kiếm sống thời bao cấp và nay là làm giàu trong thời đổi mới.
Tiếp theo là mức độ buông lỏng kiểm tra và đào tạo của chính quyền trung ương đối với hệ thống chính quyền địa phương, mà từ cấp nhà nước xuống cấp phường phải thông qua tỉnh/thành phố và quận.
Khu vực thứ ba là các yếu tố liên quan đến văn hóa và đạo đức, có thể kể ra tình thân trong gia đình, làng xóm, địa phương, tập quán "thông cảm", thương người nghèo và thất thế.
Chế độ cộng sản
Toàn bộ quyển sách là các phân tích, diễn giải và dẫn chứng về hoạt động và sự tác động qua lại của ba khu vực vừa nêu trong vùng khuất - không gian dàn xếp, trong bối cảnh ranh giới ảnh hưởng giữa trung ương và địa phương liên tục thay đổi trong quá trình phát triển.
Các thay đổi ở VN hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài từ nhiều góc cạnh
Có những nơi quyền lực trung ương thắng thế - ví dụ trong bầu cử, nhưng cũng có nơi không hoàn toàn phát huy - ví dụ như chiến dịch dọn lòng lề đường và xóa nạn tắc đường, và kiến trúc đô thị.
TS David Koh đi đến kết luận cho rằng "hệ thống chính trị cộng sản ở Việt Nam sống sót nhờ phân bổ phù hợp giữa kiểm soát và dàn xếp".
Lời giải thích cũng khá gần với ngôn ngữ bình dân mà người ta dễ dàng nghe hàng ngày trên đường phố Hà Nội, "khi người dân có nhiều không gian để thở thì sẽ ít có khả năng đòi thay đổi chính trị bằng cách mạng".
Tập sách xuất bản năm 2005 được xây dựng trên những nghiên cứu thực địa trong hai năm David Koh học tiếng Việt ở Hà Nội hồi thập niên 1990, để tìm câu trả lời về tính chính danh và khả năng tồn tại của chế độ cộng sản tại Việt Nam.
Từ thập niên 1990, các nghiên cứu ở tầm địa phương khá phổ biến ở Việt Nam, như GS Shaun Malarney với công trình ở ngoại ô Hà Nội, GS John Kleinen ở Hà Tây, và GS Edmund Malesky với hai tỉnh tiêu biểu.
Những nghiên cứu này đa số trở thành cơ sở cho các lý luận mang tầm vĩ mô về chính trị Việt Nam, được xuất bản thành sách trong thập niên 2000.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_david_koh.shtml
22 Tháng 8 2008 - Cập nhật 04h28 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
'Bút chiến' quanh vụ Thái Hà
Lời lẽ trên báo khá gay gắt
Linh mục chính xứ Thái Hà gửi đơn khiếu nại báo chí Việt Nam đã 'xuyên tạc sự thật' trong vụ tranh chấp đất liên quan tới nhà thờ Thái Hà.
Về phần mình, báo Hà Nội mới cũng đăng bài trang nhất nói giáo xứ 'đã sai trái còn lớn tiếng'.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 19/8 linh mục chính xứ Matthêu Vũ Khởi Phụng cùng một số linh mục, tu sỹ và giáo dân Thái Hà đã đệ đơn lên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, bộ Công an, bộ Thông tin-Truyền thông và các cơ quan hữu quan để khiếu nại việc một số báo đài đã đưa tin sai.
Đơn khiếu nại này viết rằng các 'ngày 17, 18 và 19/8 trong các chương trình thời sự của đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo Hà Nội Mới, Kinh tế Đô thị và An ninh Thủ đô đã phát chương trình và có bài viết' về việc cầu nguyện của giáo dân Thái Hà.
"Nội dung chương trình đã hoàn toàn xuyên tạc một cách trắng trợn và bất lương, bịa đặt, bóp méo sự thật lịch sử và các chứng cứ rõ ràng về sự việc đã xảy ra."
Nội dung chương trình đã hoàn toàn xuyên tạc một cách trắng trợn và bất lương, bịa đặt, bóp méo sự thật lịch sử và các chứng cứ rõ ràng về sự việc đã xảy ra.
Trích đơn của giáo xứ Thái Hà
Những người làm đơn yêu cầu các báo đài phải 'nhìn nhận một cách khách quan, tổ chức điều tra và tiến hành đính chính', đồng thời 'truy cứu trách nhiệm cá nhân và tổ chức đã xuyên tạc sự thật'.
Cùng lúc, họ cũng gửi đơn lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết để đòi quyền sử dụng đất tại khu 178 Nguyễn Lương Bằng, mà họ cho rằng hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của giáo xứ Thái Hà.
Báo chí lên tiếng
Hôm thứ Sáu, báo Hà Nội Mới đã đăng bài trên trang nhất với tựa đề "Đã sai trái lại còn lớn tiếng!", phản bác lại đơn khiếu nại của giáo xứ Thái Hà.
Báo này viết: "Tất cả những chứng lý mà Nhà thờ Thái Hà đưa ra để kiện các báo, đài, hoàn toàn không có một mẩu sự thật nào trong đó".
Báo Hà Nội Mới cho rằng ban lãnh đạo giáo xứ đã có nhiều hoạt động 'sai trái' như 'tự ý chiếm đất, xây dựng trái phép, tụ tập đông người hành lễ không đúng nơi quy định, lăng mạ người thi hành công vụ...'.
Tất cả những chứng lý mà Nhà thờ Thái Hà đưa ra để kiện các báo, đài, hoàn toàn không có một mẩu sự thật nào trong đó.
Trích bài của Hà Nội Mới
Tờ báo còn dẫn một số ý kiến được nói là của giáo dân và người dân chỉ trích hành động của các linh mục và tín đồ đã tham gia vụ khiếu kiện.
Được biết cho tới tận thời điểm này, tại khu đất tranh chấp bên cạnh Nhà thờ Thái Hà vẫn còn hàng chục giáo dân tụ tập cầu nguyện trước linh đài Đức Bà mà họ đã dựng lên.
Một số giáo dân từ các nơi khác cũng tới để hiệp thông ủng hộ giáo xứ Thái Hà.
Vụ việc bùng phát từ ngày 15/8, khi hàng trăm giáo dân đã phá đổ tường, đưa tượng và linh ảnh vào phần đất đã được chính quyền trao cho công ty may Chiến thắng nhưng giáo xứ Thái Hà nói là đất của họ
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080822_thaiha_update.shtml
19 Tháng 8 2008 - Cập nhật 15h08 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
63 năm cuộc cách mạng tháng Tám
Quốc Phương BBC Việt ngữ
Cuộc cách mạng tháng Tám từng đặt ra mục tiêu người cầy có ruộng
63 năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vào tháng 8/1945.
Việt Nam đã giành được độc lập dân tộc và đang là một trong những quốc gia được Liên Hiệp Quốc khen ngợi về thành tích xoá đói giảm nghèo tích cực trong số các quốc gia đang phát triển.
Hàng năm, đến ngày 19/8, các cơ quan truyền thông, tuyên truyền của Nhà nước lại có dịp đăng tải các bài vở về ý nghĩa của cuộc Cách mạng và đi liền với đó là việc tôn vinh vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam như một lựa chọn vĩnh viễn của lịch sử dân tộc.
Thế nhưng, như lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, chuyên gia nông thôn từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện đang có một cái nhìn thay đổi với sự kiện này từ trong nước:
"Cuộc Cách mạng tháng 8, vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề lớn nhất. Khát vọng của Việt Nam hàng trăm năm từ thời thực dân Pháp đô hộ, đến bây giờ người ta cảm thấy đã được giải quyết."
Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi
GS. Tương Lai
"Thế nhưng vấn đề của ngày hôm nay không còn là chuyện đó nữa. Khát vọng đã được thực hiện. Vấn đề bây giờ là phát triển, nên khi kỷ niệm cái này, khát vọng phát triển sẽ được nói nhiều hơn."
Nhớ lại lịch sử, hai mục tiêu cao nhất đã được đặt ra bởi cuộc cách mạng tháng 8 là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Một câu hỏi được đặt ra là ngày nay, người nông dân ở nông thôn Việt Nam đã và đang sống ra sao, họ đã được hưởng thụ những gì từ cuộc cách mạng 63 năm tuổi.
Chịu đựng nhiều nhất
Giáo sư Tương Lai, nguyên cố vấn các vấn đề xã hội của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC Việt ngữ, nhận xét:
"Nông dân Việt Nam là người chịu trên vai mình gánh nặng nhất của đất nước. Nhưng về sau, bản thân người nông dân lại phải chịu đựng rất nhiều thiệt thòi."
Người từng đứng đầu ngành xã hội học Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 1980 tới giữa những năm 1990 đúc kết những cái 'nhất' trong sự được mất của người nông dân Việt Nam:
"Cống hiến nhiều nhất. Hy sinh lớn nhất là thứ hai. Hưởng thụ ít nhất là thứ ba. Thứ tư là họ được giúp kém nhất. Thứ năm là họ bị đè nén thảm nhất. Thứ sáu là họ bị tước đoạt nặng nhất. Thứ bảy, họ cũng là những người cam chịu lâu dài nhất. Nhưng thứ tám, họ là người tha thứ cao cả nhất."

Khoảng cách nông thôn - đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là một vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào làm đuổi kịp được
TS. Nguyễn Đức Truyến
Sau 63 năm, xã hội và đất nước Việt Nam đã trải qua rất nhiều thay đổi, nhưng nông dân cũng như người dân ở nông thôn Việt Nam hiện vẫn là bộ phận cư dân quan trọng nhất của đất nước.
Bộ phận này chiếm 80% dân số cả nước và do đó nhiều câu chuyện về nông thôn, nông dân Việt Nam, vốn từng là đối tượng và chủ thể chính của cuộc cách mạng 63 năm về trước, cũng là câu chuyện chung, mối quan tâm chung của cả nước.
Khoảng cách quá xa
Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến, cố vấn trong nhiều chương trình nghiên cứu nông dân nói chung và nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, nhận định vấn đề thời sự của đời sống nông thôn Việt Nam hiện nay:
"Khoảng cách nông thôn - đô thị hiện nay cách nhau quá xa. Đó là một vấn đề rất lớn người ta chưa cách nào làm đuổi kịp được."
"Bởi vì khẩu hiệu xoá bỏ ngăn cách đô thị nông thôn từ lâu đã nói, nhưng không những không đạt được, mà ngày càng doãng ra và liên quan cả đến vấn đề phân hoá giàu nghèo nữa. Đến bây giờ chính đây là mối lo lớn."
Công bằng xã hội là một vấn đề khác liên quan tới giá trị của cuộc Cách mạng mà những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam đương chức hiện nay luôn tuyên bố là người thừa kế.

Bây giờ bức xúc nhất là vấn đề ruộng đất. Đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Người ta lấy hàng trăm héc-ta đất của nông dân và làm đền bù vội vàng.
GS. Tô Duy Hợp
Giới quan sát nhận thấy số vụ việc người dân biểu tình đòi đất đai, công lý và chống tham nhũng trong những năm gần đây hiện càng ngày càng có xu hướng gia tăng.
Báo chí và truyền thông trong nước đưa tin hàng trăm vụ 'khiếu kiện đông người' lớn nhỏ đã nổ ra tại hàng loạt địa phương trong cả nước những năm gần đây vì những vấn đề này.
Bình luận về một trong các vụ việc nông dân đòi đất và chống tham nhũng trong cả nước, đang diễn ra ở phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình suốt mấy tháng nay, Giáo sư Tô Duy Hợp, chuyên gia nghiên cứu biến đổi xã hội, nhận định:
"Bây giờ bức xúc nhất là vấn đề ruộng đất. Đất nông nghiệp chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Người ta lấy hàng trăm héc-ta đất của nông dân và làm đền bù vội vàng."
"Sự kết hợp giữa lợi ích không chính đáng của nhiều nhà doanh nghiệp kết hợp với tình trạng tham nhũng của chính quyền làm thiệt hại đến người dân gây ra nhiều bức xúc."
Hơn sáu mươi năm sau cuộc cách mạng độc lập dân tộc và người cày có ruộng, xem ra Việt Nam vẫn đang tiếp tục phải tìm câu trả lời cho những vấn đề xã hội cơ bản, từ mưu sinh cho đến tự do và công bằng xã hội đích thực.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080819_august_revolutio...
Báo Đảng CS nói về vụ Thái Bình
Vụ việc kéo dài cả năm nay
Báo Nhân dân của đảng Cộng sản vừa có bài kêu gọi giải quyết dứt điểm tình trạng người dân biểu tình tại phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình.
Trong một bài báo hiếm hoi nói về sự kiện này trên truyền thông trong nước, báo Nhân dân gọi đây là 'tình trạng khiếu kiện đông người' và 'diễn biến phức tạp' trong gần một năm nay (từ 7/2007-6/2008)
Bài trên Nhân dân thừa nhận trong bối cảnh xã Tiền Phong chuyển thành phường, một số khu công nghiệp được xây dựng làm diện tích nông nghiệp bị giảm đáng kể.
"Hàng nghìn người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc chỉ có công việc theo thời vụ, đời sống gặp nhiều khó khăn."
Tuy nhiên tờ báo này mô tả dân địa phương đã tự ý 'tổ chức họp dân, tự ý san lấp, quyên góp tiền xây sân vận động, kéo đến trụ sở UBND phường la hét, chửi bới... gây mất trật tự'.
Phản ứng của nhà chức trách theo báo này là thanh tra về ba nội dung: về quản lý tài chính, đất đai và giải phóng mặt bằng, đồng thời đã 'khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật'.
'Đối tượng bất mãn'
Báo Nhân dân chỉ trích những người theo đuổi khiếu kiện, đặc biệt là ông Phạm Trung Phồn, người được coi là lãnh đạo cuộc biểu tình của dân phường Tiền Phong.
Ông Phồn và một số người khác bị gọi là 'đối tượng cơ hội, bất mãn'.
Hàng nghìn người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc chỉ có công việc theo thời vụ, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Báo này cáo buộc ông đã 'lợi dụng việc triệu tập, tung tin bị chính quyền phường bắt về trụ sở, lấy cớ ở lỳ tại UBND phường hơn hai tháng và trực tiếp kích động một số người dân đến vây ráp trụ sở, cản trở giao thông, chống người thi hành công vụ'.
Tờ Nhân dân cũng đưa những chi tiết như ông Phồn bị khai trừ đảng vì 'thiếu tinh thần trách nhiệm để quần chúng trong bộ phận tham ô, ý thức tổ chức kỷ luật kém và có quan hệ nam nữ bất chính' (?!).
Việc hàng trăm người dân kéo vào trụ sở UBND phường, chất vấn cán bộ bị coi là 'nghe kích động'.
Chính quyền địa phương đã được chỉ đạo phải giải quyết rốt ráo vụ việc và tờ Nhân dân cho biết tới cuối tháng Bảy, hơn 600 hộ dân đã nhận tiền đền bù với số tiền hơn sáu tỷ đồng.
Tờ này không giải thích tại sao tình trạng phản đối khiếu kiện vẫn chưa dứt hẳn sau khi đã có bồi thường.
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080801_nhandan_thaibinh...
20 Tháng 8 2008 - Cập nhật 12h38 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Học tiếng Anh ở vùng núi Hòa Bình
Tạ Thị Hạnh Liên Gửi ảnh dự thi từ Hòa Bình
document.write('
')
document.getElementById('picGallery_loading').style.display = 'block';
document.getElementById('picGalleryNoScript_0').style.display = 'none';
Trường trung học cơ sở Hiền Lương đặt tại xã Hiền Lương, một xã vùng sâu của tỉnh miền núi Hoà Bình. Tiếng Anh bắt đầu đưa vào giảng dạy ở đây một vài năm trước.
document.getElementById('picGalleryNoScript_1').style.display = 'none';
Toàn trường có bốn lớp học với số lượng học sinh mỗi lớp từ 20 tới 30.
document.getElementById('picGalleryNoScript_2').style.display = 'none';
Học sinh của trường là con của các gia đình bản địa sống chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt cá quanh khu vực lòng hồ Sông Đà.
document.getElementById('picGalleryNoScript_3').style.display = 'none';
Thành-một học sinh trong dịp hè. Trừ sách giáo khoa và vở viết được chính phủ tài trợ, trường không có bất kỳ tài liệu và thiết bị giảng dạy tiếng Anh nào khác.
document.getElementById('picGalleryNoScript_4').style.display = 'none';
Sau khi kết thúc năm học, nhà trường thu về toàn bộ sách giáo khoa để tiếp tục cho các khoá sau mượn. Giang đang đọc lại tiếng Anh từ vở.
document.getElementById('picGalleryNoScript_5').style.display = 'none';
Mặc dù, không biết nước Anh ở đâu, người Anh trông như thế nào, và học Tiếng Anh để làm gì, bọn trẻ vẫn thích học môn học này.
document.getElementById('picGalleryNoScript_6').style.display = 'none';
Đó sẽ là cơ sở tạo nên tình yêu đối với tiếng Anh, nước Anh và người Anh. Nhờ đó, hai nước Việt – Anh sẽ ngày càng hiểu nhau hơn.
1234567
SOURCE
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2008/08/080820_tathihanhlien...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/08/080819_august_revolution.shtml

Monday August 25, 2008 - 03:12am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Người Việt Nam đầu tiên từ chối rước đuốc

09 Tháng 4 2008 - Cập nhật 16h27 GMT
Gửi trang này cho bè bạn
Bản để in ra
Người Việt Nam đầu tiên từ chối rước đuốc
Anh Lê Minh Phiếu từ chối rước đuốc để phản đối Trung Quốc
Một trí thức trẻ Việt Nam tại nước ngoài, được Tập đoàn Sam Sung, nhà tài trợ chính cho Olympics Bắc Kinh, lựa chọn để cầm đuốc Olympics ở chặng rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh qua Việt Nam, vừa tuyên bố từ chối rước đuốc.
Đó là anh Lê Minh Phiếu, học viên Cao học luật, người đang du học tại Đại học Montesquieu – Bordeaux IV, ở Pháp bằng học bổng của Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF.
Trong bức thư ngỏ của mình đề ngày 07.04.08, đồng thời công bố rộng rãi trên mạng internet, gửi đến Chủ tịch Uỷ ban Olympics Quốc tế - IOC, Jacques Rogge, anh Phiếu cho rằng Olympics Bắc Kinh lần này đã bị lạm dụng và chính trị hoá.
Lá thư gửi tới người đứng đầu trụ sở của IOC tại Lausanne, Thuỵ Sĩ, nói: "Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympics biểu trưng cho tinh thần thượng võ, hoà bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn Thế giới, tôi đã rất vui mừng và tự hào."
Tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympics trong sáng, mà đã bị chính trị hoá bởi Ban Tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008
Anh Lê Minh Phiếu, học viên cao học luật ở Pháp
Tuy nhiên, vẫn theo lời lẽ trong thư, sau khi xem xét kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympics 2008, anh Lê Minh Phiếu nhận thấy cả hai bản đồ rước đuốc Olympics và Paralymics (Thế vận hội cho các vận động viên khuyết tật) đều thể hiện quần đảo Hoàng Sa như một phần lành lãnh thổ chính thức của Trung Quốc.
Dân làm thì lợi
Quần Đảo Hoàng Sa hiện là một khu vực tranh chấp và được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam và nhiều nước khác. Quần đảo này đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hoà (Nam Việt Nam) vào năm 1974.
Anh Phiếu nói: "Tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympics trong sáng, mà đã bị chính trị hoá bởi Ban Tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008".
Trả lời phỏng vấn của BBC Việt ngữ ngày hôm nay 09.04, anh Phiếu cho rằng bức thư mang tính chất cá nhân của anh có lợi cho đất nước và cho Chính phủ Việt Nam.
Anh nói: "Trong vấn đề ngoại giao đối với Trung Quốc, một nước lớn bên cạnh Việt Nam, việc đối ngoại phải hết sức khéo léo. Có những vấn đề Nhà nước lên tiếng thì có lợi, có những vấn đề người dân lên tiếng thì có lợi".
Tháng trước, trên mạng internet tại Việt Nam, cộng đồng bloggers Việt và nhiều giới khác cũng đã bàn bạc về khả năng tổ chức các hoạt động phản đối lễ rước đuốc của Trung Quốc ở Việt Nam mà theo kế hoạch sẽ đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng Tư này.
source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/04/080409_le_minh_phieu.shtml

Tuesday August 19, 2008 - 10:56pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Hàng loạt công nhân viên chức bỏ việc

source
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080722_govt_employees.shtml

No comments:

Post a Comment