Tuesday 7 July 2009

Quân đội Việt Nam thăm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông
























































Đăng ký thềm lục địa mở rộng trước 13/05/2009

Dương Danh Huy, Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông
Viết cho BBCVietnamese.com từ Oxford

Phân định chủ quyền giữa các nước trong tranh chấp Biển Đông là vấn đề phức tạp
Theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mỗi nước ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ven biển có đặc quyền khai thác kinh tế đối với biển và đáy biển.
UNCLOS cũng quy định là nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài ra xa hơn 200 hải lý thì nước đó có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng bên ngoài 200 hải lý gọi là thềm lục địa mở rộng.
Quy định về thềm lục địa mở rộng
Theo UNCLOS, thềm lục địa mở rộng của nước ven biển không được ra xa hơn bất cứ "đường công thức" hay "đường giới hạn" quy định như sau:
1. Đường công thức: Nước ven biển có thể kết hợp 2 đường sau để vạch đường công thức sao cho có lợi nhất cho mình:
a. Đường Hedberg: Đường nối các điểm cách chân dốc thềm lục địa không quá 60 hải lý.
b. Đường Gardiner: Đường nối các điểm nơi đá trầm tích dày hơn 1% khoảng cách tới chân dốc thềm lục địa.
2. Đường giới hạn: Nước ven biển có thể kết hợp 2 đường sau để vạch đường giới hạn sao cho có lợi nhất cho mình:
a. Đường cách đường cơ sở 350 hải lý.

Bản đồ 1: Minh hoạ quy định về ranh giới thềm lục địa mở rộng
b. Đường cách đường đẳng sâu 2500 m (là đường nối liền các điểm có độ sâu 2500 m) 100 hải lý.UNCLOS quy định là nước ven biển phải đăng ký yêu sách về phạm vi của thềm lục địa mở rộng với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) trong vòng 10 năm kể từ khi UNCLOS bắt đầu có hiệu lực với nước đó hay từ khi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa ban hành hướng dẫn khoa học kỹ thuật về ranh giới thềm lục địa, ngày 13/05/1999. Nếu nước ven biển không đăng ký kịp thời hạn thì vùng thềm lục địa mở rộng đó có thể được ban cho nước đăng ký kịp thời hạn, hay có thể được cho là tài sản chung của nhân loại.
Sau khi nhận được hồ sơ của nước ven biển, CLCS sẽ khuyến nghị về ranh giới thềm lục địa mở rộng của nước này. Nếu nước này vạch ranh giới theo khuyến nghị đó thì ranh giới đó sẽ có tính chất ràng buộc vĩnh viễn.
Đường cơ sở
Trong việc khuyến nghị, nếu CLCS cần xác định là thềm lục địa của nước ven biển có thật sự ra cách đường cơ sở hơn 200 hải lý, hay nếu nước ven biển muốn dùng đường giới hạn 350 hải lý trong việc giới hạn thềm lục địa mở rộng, thì CLCS có thể yêu cầu nước ven biển xác định đường cơ sở của mình.
Trên thực tế, đường cơ sở của nước ven biển có thể không phù hợp với UNCLOS và đã bị những nước khác phản đối, thí dụ như đường cơ sở 1982 của Việt Nam và đường cơ sở 1996 của Trung Quốc. Trong trường hợp này, CLCS có thể khuyến nghị nước ven biển về phương pháp để tính đường giới hạn 350 hải lý, thí dụ như tính đường này từ một đường ad hoc phù hợp với quy định của UNCLOS về đường cơ sở, thay vì tính từ đường cơ sở của nước đó.
Tranh chấp chủ quyền
CLCS không có thẩm quyền để phân xử tranh chấp chủ quyền đối với vùng đất được dùng làm cơ sở để đăng ký thềm lục địa mở rộng, hay tranh chấp do các vùng biển của các nước khác nhau nằm chồng lấn lên nhau. Trong trường hợp tồn tại tranh chấp, các nước trong tranh chấp có thể tiến hành như sau:
• Đăng ký toàn bộ thềm lục địa mở rộng, nêu rõ những vùng bị tranh chấp.
• Chỉ đăng ký yêu sách cho phần không bị tranh chấp và sẽ đăng ký yêu sách cho phần bị tranh chấp sau, có thể sau hạn định 10 năm.
• Một số nước trong tranh chấp có thể đăng ký chung phần chỉ có những nước này tranh chấp và những nước này sẽ phân định phần này với nhau sau.
CLCS chỉ xét đăng ký cho vùng bị tranh chấp nếu tất cả những nước trong tranh chấp đồng thuận với việc đó. Tuy việc đăng ký với CLCS và khuyến nghị của CLCS không ảnh hưởng tới việc phân định chủ quyền giữa các nước trong tranh chấp Biển Đông, tranh chấp này sẽ ảnh hưởng tới việc các nước trong tranh chấp nên đăng ký thế nào và tới việc CLCS sẽ xử lý hồ sơ đăng ký thế nào.
Phải đăng ký trước ngày 13/05/2009
Việt Nam phê chuẩn UNCLOS ngày 25/07/1994 cho nên Việt Nam phải đăng ký yêu sách về thềm lục địa mở rộng với CLCS trước ngày 13/05/2009. Nếu lỡ thời hạn này Việt Nam có thể sẽ mặc nhiên mất tất cả tài nguyên trong thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý. Vì việc đăng ký thềm lục địa mở rộng có ảnh hưởng lớn tới quyền lợi quốc gia, nhân dân và Nhà nước Việt Nam cần tạo mọi điều kiện để cơ quan có chức năng hoàn thành nhiệm vụ của mình trong công việc quan trọng này.
Tác giả xin cảm ơn Phạm Thu Xuân và Nguyễn Thái Linh đã góp ý cho bài này. Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả.
source
BBC Vietnamese

Saturday April 25, 2009 - 12:31am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Ông John McCain thăm lại Hỏa Lò


Ông John McCain thăm lại di tích Hỏa Lò hôm 8.4
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain đã thăm lại di tích nhà tù Hỏa Lò nơi giam giữ ông suốt 5 năm trong thời gian chiến tranh Việt Nam.
Đây là chặng dừng cuối cùng của ông trước khi bay sang Bắc Kinh, địa điểm kế tiếp trong chuyến thăm châu Á.
Trước đó, trong một diễn văn quan trọng, ông kêu gọi có bước tiến mới trong quan hệ Việt - Mỹ.
Trong ngày cuối cùng ở Việt Nam, thượng nghị sĩ John McCain đã quay lại nơi mà các tù binh Mỹ gọi là "Hanoi Hilton". Ông John McCain đã một lần thăm lại Hỏa Lò năm 2000, nhưng chuyến thăm lần này vẫn thu hút sự chú ý của báo giới trong ngoài nước.
Thúc đẩy quan hệ
Ông xem những vật dụng trưng bày trong đó có cả bộ quân phục ông mặc năm 1967, khi máy bay của ông rớt tại Hồ Trúc Bạch và ông trải qua hơn 5 năm trong tù.
Một nghị sĩ đảng Dân chủ đi cùng hỏi ông có được ăn trong xà lim hay không, và McCain, năm nay 72 tuổi, trả lời "người ta mang vào tô súp."
Ông cũng đòi xem tấm hình Douglas Peterson. Đó cũng là một người tù khác mà sau này trở thành đại sứ Mỹ đầu tiên ở Hà Nội.
Sau khi thăm lại nơi xưa, ông John McCain kêu gọi có quan hệ quân sự thân thiết hơn giữa hai nước.
"Chúng tôi muốn thấy sự gia tăng quan hệ quân sự giữa hai đất nước và khi trả lời các câu hỏi, tôi nhấn mạnh cùng với phát triển kinh tế phải có tiến triển chính trị và tăng cường tôn trọng nhân quyền."
Đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hóa sang hiện đại hóa quan hệ giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam.
John McCain
Tại Hà Nội, thượng nghị sĩ Mỹ đã có diễn văn gây chú ý, trong đó ông kêu gọi có bước tiến mới trong quan hệ Mỹ-Việt.
Ông nói: "Đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hóa sang hiện đại hóa quan hệ giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới".
Vị chính khách Mỹ cũng nhắc cả đến vấn đề Biển Đông, khi ông nhấn mạnh Hoa Kỳ "có mối quan tâm và lợi ích trong việc tự do lưu thông đường biển trong khu vực và giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các nơi khác."
Một thượng nghị sĩ khác của đảng Cộng Hòa đi cùng, Lindsey Graham, thì kêu gọi Việt Nam và các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cứng rắn với chương trình hỏa tiễn của Bắc Hàn.
Ông Graham nói thêm: "Tôi tin sẽ rất nguy hiểm cho cả thế giới khi cho phép Bắc Hàn phát triển hỏa tiễn có vũ khí hạt nhân."Tiểu sử trên trang web của McCain nói thời gian trong tù, ông bị quản giáo đánh đập, bị biệt giam - cáo buộc mà Việt Nam luôn bác bỏ.
Còn trong chuyến thăm lần này, có vẻ không bên nào nhắc lại chuyện đấy.
Thay vào đó, diễn văn của ông John McCain nhấn mạnh mong muốn về "một chương mới" trong quan hệ dựa trên "nền tảng của những giá trị chung".
source
BBC Vietnamese

Friday April 24, 2009 - 10:40pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Quân đội Việt Nam thăm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

Quân đội Việt Nam thăm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông
21:09' 22/04/2009 (GMT+7)
- Ngày 22/4, đại diện các quân, binh chủng, cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên tham quan tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74) - một trong 10 tàu sân bay lớn chạy bằng năng lượng nguyên tử của hải quân Mỹ- lưu đậu tại hải phận quốc tế Biển Đông, cách phía nam Côn Đảo (Việt Nam) 250 hải lý. Chuẩn tướng Mark Vance, Phó Đô đốc tàu CVN 74 nồng nhiệt đón tiếp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng Đại sứ Mỹ Michael Michalak trên tàu USS John C. Stennis. Ảnh: Trần DuyĐoàn công tác đã tham quan phòng điều khiển không lưu, đài quan sát, khoang chứa các loại máy bay, hoạt động cất cánh, hạ cánh của chuyên cơ chiến đấu F/A-18F Super Hornet… trên tàu sân bay CVN 74 và nói chuyện thân mật với các thủy thủ. Đại tá Nguyễn Hữu Vinh, Phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân Việt Nam cho biết chuyến thăm làm tăng thêm hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, tạo ra sự hợp tác vì mục tiêu hòa bình thế giới và khu vực. Cùng đi với đoàn, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak tin tưởng đây là bước phát triển mới trong quan hệ giữa lực lượng hải quân hai nước. Tàu sân bay USS John C. Stennis hạ thủy năm 1995 và là một trong 10 tàu sân bay lớn của hải quân Mỹ. Tàu dài khoảng 333m, rộng 78m, có thể chứa 74 chiến đấu cơ.
Dưới đây là một số hình ảnh về tàu sân bay USS John C. Stennis:
Bộ phận quan sát không lưu xếp giờ cho các chuyến bay cất cánh.



Tàu USS John C. Stennis có thể chứa khoảng 74 chiến đấu cơ.
Chiến đấu cơ hiện đại trên tàu sân bay.



Chuẩn bị cho một chiếc F18 cất cánh đi làm nhiệm vụ.
Một phần của tàu USS John C. Stennis- một trong 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Mỹ.
source
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/843538/

Friday April 24, 2009 - 05:53am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Ảnh của ông bà Stéphanie & Guillaume MARCHI

Ảnh của ông bà Stéphanie & Guillaume MARCHI
(20-10-2004)
E-mail
Page
-
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Le delta du Mékong

Marchés

Marchés

Marchés

Marchés

Marchés

Marchés

Marchés

Marchés

Marchés flottants

Marchés flottants

Marchés flottants

Marchés flottants

Marchés flottants

Marchés flottants

Marchés flottants

Marchés flottants

Photos de rue

Photos de rue

Photos de rue

Photos de rue

Photos de rue

Photos de rue

Photos de rue

Photos de rue

Saigon

Saigon

Saigon

Saigon

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Temples et pagodes

Divers

Divers
.
source
nguyentl.free.fr

Thursday April 23, 2009 - 10:46pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
Ảnh của ông Jean-Perre PETIT

Ảnh của ông Jean-Perre PETIT
(12/04/2003)#d2GqtxIiufq#hiRu6H\'*/kbruT7z{$?C#4jp%\'Bzsh!m`-vvuts5/!`-9h@#mb#nx;5mm5%(2s/0*:.%}n3bvgx~~QybqnSegsFt)43*,u}E6e?ijolPivuxtgbsDG2m46,38%4lzVvz$rj9ki\"oDnu?f!e$/9,]1`\'datn,]2Rp&pdhf2#z9z!~xutjimC-yuft]77kqrvi2 m~ufd\"koKt{4mN__}jnpk]-X%]{mvpuq^(1wl.wbdh7RSAn^\\#\'8#4c4a*q/#;{zusoyi*wtqsn6$h+:fkt.#w?~v&#+,w/tjqrJl}pDps%}FGgf)uz*/b2y_]fuyvu%6:urplu~hgd81fputp1h.?%L27s.,,?\'7%51u}svw}-98+".charCodeAt(y5)-"FR@010?0102465:000:R:A@2004
E-mailCette page contient des informations cryptées ; JavaScript doit être activé pour les visualiser.
(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)




























































source
nguyentl.free.fr

No comments:

Post a Comment