Tuesday 7 July 2009

Nhà đầu tư ở Việt Nam 'nằm thở'






























Nhà đầu tư ở Việt Nam 'nằm thở'

Các nhà đầu tư nói nguồn lao động Việt Nam chưa đủ trình độ tay nghề trong một số lĩnh vực
Nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam đang tạm hoãn các kế hoạch đầu tư giữa lúc có những tín hiệu 'tiêu cực' theo báo Los Angeles Times.
Bài viết trong số ra hồi cuối tuần qua nói rằng có nhà đầu tư thấy có 'quá nhiều điểm tiêu cực' tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Những công ty như Sony hay Canon đã đóng cửa nhà máy hay giảm hoạt động của họ vì khó khăn trong khi hãng xe hơi Trung Quốc Lifan cũng đã ngưng kế hoạch sản xuất xe ở Việt Nam, theo bài báo của tác giả Don Lee.
Nhà báo này trích lời các nhà đầu tư nói rằng trước đây Việt Nam được hưởng lợi từ cái nhìn Trung Quốc cộng một nhưng nay dường như lại bị sự dò xét Trung Quốc trừ một tác động.
Lý do là Trung Quốc đã có một loạt các biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư sau khi gặp phải sự không thiện cảm của các nhà sở hữu vốn.
Bài báo nói Bắc Kinh đã khôi phục lại việc giảm thuế xuất khẩu, cải thiện cơ sở hạ tầng, giảm giá nhiên liệu, ổn định tỷ giá nhân dân tệ và tránh gây khó dễ cho nhà đầu tư.
Trong khi đó các vấn đề tại Việt Nam bắt nguồn từ việc không kiểm soát được lạm phát trong thời gian trước đây cho tới việc sụt giá của đồng Việt Nam và các cuộc biểu tình của công nhân ở những doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài.
Không phải tiểu TQ
Nhiều công ty đang sơ tán nên chúng tôi quyết định hoãn kế hoạch của chúng tôi
Một nhà đầu tư Trung Quốc
Bài báo trên Los Angeles Times cũng nói Việt Nam không phải là Trung Quốc thu nhỏ theo nhận định của các nhà đầu tư vốn thay đổi cách nhìn Việt Nam như Trung Quốc cộng một.
Họ cho rằng Việt Nam không có cách 'chỉ huy và kiểm soát' để giải quyết mọi việc nhanh như ở Trung Quốc.
Điều này khiến cho việc giải phóng mặt bằng tốn thời gian hơn trong khi con đường mới nối thành phố Hồ Chí Minh và sân bay Tân Sơn Nhất mất vài năm vẫn chưa xây xong.
Trong thời gian gần đây Việt Nam cũng đã đưa ra một số biện pháp khuyến khích đầu tư, theo Don Lee, nhưng một số nhà đầu tư vẫn nói họ chưa cam kết trở lại.
''Nhiều công ty đang sơ tán nên chúng tôi quyết định hoãn kế hoạch của chúng tôi,'' ông Liu Guizhong, phó giám đốc ngoại thương của hãng sản xuất lò vi sóng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Trung Quốc, Galanz Group nói.
Hãng này trước đây từng định đầu tư 25 triệu đô la để xây nhà máy sản xuất tại Việt Nam.
Nhiều nhà đầu tư khác trong khi đó nhìn Việt Nam với tầm nhìn dài hơn.
Los Angeles Times cũng cho rằng lý do khiến các nhà đầu tư nhìn Việt Nam như Trung Quốc trừ một phần nhiều vì các tiến bộ ở Trung Quốc hơn là những khó khăn tại Việt Nam.
Một khảo sát trong năm nay cho thấy một nửa số người có ý định rời Trung Quốc sang các nơi khác trong đó có Việt Nam cách đây một năm đã thay đổi ý định và ở lại Trung Quốc.
Bài báo cũng đưa ra những ví dụ về thực tế khó khăn ở Việt Nam về mặt nhân lực như cố gắng tìm kiếm người lành nghề bất thành của hãng chip Intel.
Họ nói bất chấp lực lượng lao động trẻ và thông minh, hệ thống đại học ở Việt Nam vẫn quá lý thuyết và phi thực tế.
source
BBC Vietnamese

Friday April 17, 2009 - 09:52pm (EDT) Permanent Link 0 Comments
500 cảnh sát 'bảo vệ sáu cây anh đào'

500 cảnh sát 'bảo vệ sáu cây anh đào'

Lễ hội hoa anh đào thu hút nhiều người ở Hà Nội
Báo trong nước đưa tin chính quyền Hà Nội phải huy động 500 cảnh sát để bảo vệ cho sáu cây hoa anh đào, ghép từ 400 cành hoa mang từ Nhật sang cho Lễ hội hoa anh đào.
Lễ hội này, năm nay diễn ra lần thứ ba, được nói là để thúc đẩy quan hệ song phương và giao lưu văn hóa Nhật - Việt.
Tuy vậy, sự kiện lại được nhớ nhiều hơn với cảnh nhiều khách ở Hà Nội chen lấn, bẻ cành cướp hoa gây ra bất bình và tranh cãi sau hai lần tổ chức.
Năm nay, lễ hội diễn ra từ 10 đến 12.4, và chính quyền TP. Hà Nội nói sẽ huy động 500 cảnh sát bảo vệ để không tái diễn cảnh bè cành cướp hoa.
Theo báo Tuổi Trẻ, "các gốc anh đào sẽ được quây hàng rào bảo vệ, có cảnh sát đứng giám sát".
Trong khi đó, tường thuật ngày đầu tiên của VietnamNet nói mặc dù chưa xảy ra việc cướp hoa, nhưng sự có mặt của cảnh sát tạo ra một vài chuyện trớ trêu.
Báo điện tử này ghi nhận "một người khiếm thị đã bị lực lượng an ninh bắt về trụ sở công an khu vực sau khi anh này có hành động xem hoa... bằng tay khiến cho nhiều người có mặt khi đó bất bình".
Lễ hội mỗi năm thu hút rất đông người tới xem tại Hà Nội, nhưng dư âm năm ngoái để lại là nỗi buồn ở nhiều nhà quan sát.
Viết trên diễn đàn BBC đầu năm nay, nhà thơ Hoàng Hưng, từ Sài Gòn, bức xúc: "Rõ ràng đây là chuyện mang tính tất yếu, bản chất, hệ thống, sự hư hỏng từ bên trong con người Việt Nam sau một quá trình dài tích tụ phát triển đã lên đến đỉnh cao."
Theo ông, đây chỉ là một ví dụ về "những vấn đề thuộc bản chất thể chế cần có sự dũng cảm để thay đổi, mà thảm họa Hoa là lời báo động có thể là tối hậu".
Báo Tuổi Trẻ nói dự kiến năm nay có đến 200.000 người tham gia lễ hội.
source
BBC Vietnamese
Sunday April 12, 2009 - 10:51am (EDT)
Permanent Link 0 Comments
Khai thác bauxite là 'không hợp pháp'

Khai thác bauxite là 'không hợp pháp'

Nhà văn Nguyên Ngọc là người gắn bó và rất am hiểu về Tây Nguyên
Việc khai thác bauxite nhôm ở Tây Nguyên vừa "không hợp pháp", vừa gây nhiều tác hại khôn lường về nhiều mặt - theo nhà văn Nguyên Ngọc, một trong các chuyên gia về Tây Nguyên, sau khi tham dự hội thảo về bauxite hôm 9/4.
Nói chuyện với đài BBC, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định Việt Nam nên thay đổi chiến lược phát triển lâu dài, thay vì lối tư duy "đào tài nguyên lên bán mà ăn" như hiện nay.
Phản bác lại kết luận của phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - vốn lặp lại lời của cấp trên Nguyễn Tấn Dũng khi trước - rằng khai thác bauxite nhôm ở Tây Nguyên là chủ trương "đúng đắn", nhà văn Nguyên Ngọc nói:
Nhà văn Nguyên Ngọc: Theo tôi, cân nhắc tất cả các mặt của chương trình này, thì tôi có nói trong hội thảo là tôi đồng ý với ý kiến của đại tướng Võ Nguyên Giáp, là không nên khai thác, không nên làm cái đó. Nó là về nhiều mặt.
Về chiến lược phát triển lâu dài, thì có lẽ Việt Nam cũng đã đến lúc không nên đi theo cái lối khai thác tài nguyên, cứ đào tài nguyên lên bán mà ăn nữa. Cái giai đoạn đó có thể là một thời gian đầu nào đó, nhưng mà bây giờ đã đến lúc mình phải nghĩ đến phát triển kiểu khác, chứ không phải cứ đào tài nguyên lên bán mà ăn.
Cái thứ hai là tính toán về hiệu quả kinh tế, thì như trong hội thảo nhiều chuyên gia đã nói, và tôi theo dõi chương trình này tôi cũng biết, tức là hiệu quả kinh tế của nó là rất tiêu cực, thậm chí là lỗ.
Chính ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội? Phải trình Quốc hội chứ. Tôi cho như thế là không hợp pháp.
Nhà văn Nguyên Ngọc
Thứ ba nữa là về vấn đề môi trường, công nghệ là không đảm bảo được; nhất là về môi trường: những cái ô nhiễm, đối với rừng, với đất đai - đặc biệt đối với nước ở Tây Nguyên rất là khó khăn, rất là thiếu. Thì giải đáp của các chủ đầu tư về những vấn đề đó hiện nay là không thuyết phục.
Về mặt xã hội thì cũng không ổn, tại vì nó sẽ làm xáo trộn và phức tạp thêm cái xã hội Tây Nguyên, nhất là đối với các dân tộc bản địa ở đấy.
Về an ninh quốc phòng thì đấy là cái vùng như người xưa đã từng nói: ai làm chủ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ được Nam Đông Dương. Về mặt địa lý thì nó là nóc nhà của Đông Dương.
Thế cho nên theo tôi, triển khai chương trình bauxite trên Tây Nguyên xét về tất cả các mặt đều không có lợi, thậm chí là có hại. Nói rằng triển khai chương trình bauxite là đúng đắn thì đối với tôi, tôi không đồng ý.
BBC:Tiếng nói phản bác của ông cũng như của những người khác đã được nêu lên trong thời gian vừa qua, nhưng nhìn lại thì ông thấy hội thảo bauxite này thực ra có tác động gì tới chính phủ hay không, hay chỉ mang tính hình thức mà thôi?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tôi nghĩ có lẽ cái mặt tích cực của hội thảo là ở chỗ này: đây là lần đầu tiên một số nhà khoa học độc lập, một số nhà hoạt động xã hội độc lập - chúng tôi chả có tổ chức gì cả, chúng tôi vì trách nhiệm xã hội chung - thì chúng tôi lên tiếng thôi, và như vậy buộc chính phủ phải giải trình trước dư luận.
Ngay cả ông Hoàng Trung Hải (phó Thủ tướng) hôm qua cũng tuyên bố là nhiều cái mặt cần cân nhắc trở lại, và bây giờ người ta bảo sẽ làm theo hình thức tức là thí điểm hai cái. Bây giờ triển khai thí điểm một cái, chỗ Tân Rai ở Lâm Đồng thì tôi biết là họ đã triển khai rồi. Thì có thể lấy cái đó làm thí điểm. Còn cái chỗ thứ hai ở Đắc Nông thì còn phải tiếp tục kiểm tra, đánh giá môi trường chiến lược, thì mới được khởi công.
Như vậy tức là họ cũng có cân nhắc trở lại đấy. Theo tôi, tiếng nói phản biện của xã hội, của các nhà khoa học và của dư luận nói chung đã có tác động, mặc dù chưa buộc người ta phải dừng hẳn lại, nhưng mà như thế đã là tác động.
Và chúng tôi nghĩ rằng cần phải tiếp tục tác động để đạt được kết quả tốt nhất là ngừng hẳn lại; còn nếu không thì thí điểm rất nhỏ, để xem toàn bộ cái hậu quả, hệ quả của nó như thế nào. Mà tôi tin rằng nếu làm thí điểm sẽ bộc lộ ra tất cả những cái không thể giải quyết được.
'KHÔNG HỢP PHÁP'

Khai thác bauxite sẽ gây hại tới môi trường
BBC:Thưa ông, một vấn đề lớn và gây tranh cãi như thế tại sao lại không được đưa ra trước Quốc hội? Ông có đồng ý rằng vai trò của Quốc hội là hết sức mờ nhạt trong chuyện này?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Hôm qua chính tôi có đặt cái câu hỏi đó. Tôi cho rằng một cái chương trình mà chính ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội? Phải trình Quốc hội chứ. Tôi có đặt vấn đề về cái tính hợp pháp của quyết định này. Tôi cho như thế là không hợp pháp.
Thế thì người ta cũng trả lời, và theo tôi câu trả lời là không thuyết phục. Người ta bảo đây là chuyện nói về từng cái nhà máy. Bây giờ cái nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắc Nông), thì từng cái nhà máy nó nhỏ, nó không đủ qui mô mà theo quy định, Quốc hội cần phải giám sát, phải có ý kiến. Thế nhưng mà thế này: cái đó phải đặt trong toàn bộ chương trình chung chứ. Thì người ta trả lời theo cái lối đối với tôi là không thuyết phục.
Thực ra hôm qua một cái hội thảo như thế thời gian nó cũng chỉ đến thế thôi mà, cho nên họ trả lời đến thế thôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục có ý kiến.
BBC:Được biết các nhà thầu Trung Quốc cũng đến hội thảo để giải trình, ông đánh giá thế nào về các luận cứ người ta đưa ra?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Có nhà thầu Trung Quốc và một số chuyên gia của tập đoàn alumina lớn trên thế giới, như là Alcoa của Mỹ cũng có giải trình. Họ nói chủ yếu là về những công nghệ của họ, và đảm bảo có thể giải quyết những vấn đề về an toàn môi trường, về rừng, về hoạch thổ, về xử lý bùn đỏ..vv...
Cái này thì ai cũng biết thôi, tức là theo lý thuyết thì những vấn đề đó ai cũng có thể giải quyết được. Nhưng mà có hai cái điều mà hôm qua tôi có nêu câu hỏi mà họ không trả lời.
Hiệu quả kinh tế là hoàn toàn không có. Hiệu quả rất âm.
Nguyên Ngọc
Một là giải quyết trong những điều kiện như thế nào. Ví dụ cái mỏ Bình Quả ở Trung Quốc là một cái loại alumina rất khác, một loại bauxite khác hẳn ở Việt Nam, khác hẳn ở Tây Nguyên. Cho nên cái kinh nghiệm của Bình Quả không thể nói được cho cái kinh nghiệm ở Tây Nguyên.
Cái thứ hai nữa, ví dụ họ làm ở Úc, thì Úc là cả một lục địa, dân số rất ít, lại làm giữa một hoang mạc, trong khi điều kiện của Tây Nguyên là ở trên đỉnh cao, cái nóc nhà, trong cái vùng dân cư đông đúc như thế. Thì tôi có hỏi câu hỏi như thế này: anh giải quyết tất cả những cái đó - mà họ trình bày với những công nghệ rất là hiện đại, bức tranh rất đẹp, rất là sạch sẽ - nhưng mà những cái đó thì nó sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn đầu tư? Và như vậy nó sẽ nâng giá thành của sản phẩm lên như thế nào?
Với cái giá thành của sản phẩm mà như tập đoàn Than Khoáng sản - là nhà đầu tư VN tham gia vào đấy - tính là đã lỗ rồi, so với giá alumina trên thế giới hiện nay. Vậy nếu mà làm với cái công nghệ theo sách đẹp đẽ như thế, mà người ta cũng đã làm ở những nơi khác đẹp đẽ như thế, thì cái giá thành không biết sẽ tăng lên bao nhiêu lần nữa?
Và như vậy thì hiệu quả kinh tế là hoàn toàn không có. Hiệu quả rất âm.
Theo tôi thấy những cái trình bày đó nghe thì hay thôi, nhưng hoàn toàn không thuyết phục đối với cái điều kiện làm bauxite ở Tây Nguyên.
BBC:Cá nhân ông có nghĩ là Việt Nam sẽ phải trả giá cho dự án này?
Nhà văn Nguyên Ngọc: Tất nhiên. Tôi phản đối là vì tôi thấy sẽ phải trả giá rất nặng nề.
Quý vị có thể bấm vào đây để gửi ý kiến phản hồi.

Việc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên được cho là sẽ gây xáo trộn đời sống của người dân
source
BBC Vietnamese
Sunday April 12, 2009 - 09:18am (EDT)
Permanent Link 0 Comments
Chuyện bên lề Hà Nội

Trên vỉa hè đường Trấn Vũ có bảng cấm đậu xe, cấm bán hàng rong nhưng người dân vẫn đậu xe, hàng rong vẫn hoạt động mà không thèm ngó bảng cấm.Người dân Hà thành dựng xe trên vỉa hè, ngay bên cạnh biển cấm đỗ xeTuy có bảng cấm ngay bên cạnh, nhiều người vẫn kinh doanh ngay trên khu vực bị cấm.
Vỉa hè đường Thanh Niên: Biển cấm thì mặc biển cấm
Bài và hình: Nguyên Lê/Người Việt
Từ ngày 1 Tháng Bảy năm ngoái, thành phố Hà Nội ra quy định cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố, 48 di tích lịch sử, văn hóa. Trong số 62 tuyến phố đó có đoạn đường Thanh Niên. Ðường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958, trước gọi là đường Cổ Ngư hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây. Ðường Thanh Niên nổi tiếng là con đường đẹp, lãng mạn của Hà Nội vì nằm giữa Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
Hai bên vỉa hè của đường Thanh Niên thường xuyên bị các cửa hàng nhỏ như cửa hàng nước, sạp bán xổ số, bán hoa quả... lấn chỗ để kinh doanh. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông như xe máy, xe đạp... cũng phi thẳng lên vỉa hè của con đường này để... đỗ xe ngắm cảnh, ngồi chơi.
Do tình trạng bị lấn chiếm xảy ra thường xuyên nên ban bảo vệ của đoạn đường này đã để các biển cấm dọc hai vỉa hè. Tuy nhiên, biển cấm thì mặc biển cấm, người dân Hà thành vẫn cố tình vi phạm.
Mặc dù trên các biển cấm có ghi rõ “Cấm để xe máy, xe đạp trên vỉa hè. Cấm bán hàng, kinh doanh trên vỉa hè” nhưng ngay sát biển cấm, khu vỉa hè nằm sát Hồ Trúc Bạch vẫn xuất hiện vài chiếc xe máy, xe đạp đổ ngay bên cạnh.
Anh Hoàng Anh, chủ nhân của một chiếc xe máy đỗ sai quy định mỉm cười, “Tôi thấy biển cấm nhưng có ai đuổi đâu, mặc kệ chứ. Khi nào họ đuổi thì mình... chạy.”
Một đôi tình nhân khác cũng đỗ xe tại đây lại nói, “Người ta ngồi được thì mình cũng ngồi được. Biển cấm không biết phạt thì việc gì phải sợ. Chúng tôi vẫn ngồi đây thường xuyên mà có bị làm sao đâu? Với lại, biển cấm để đấy có ai đọc đâu?”
Trước đây, những hàng ghế đá tại khu vực vỉa hè này thường xuyên bị các cửa hàng dịch vụ chiếm chỗ để kinh doanh. Nay có biển cấm, các cửa hàng ít hơn trước chứ không phải là không có. Sạp bán xổ số, những người bán bóng bay vẫn xuất hiện trên vỉa hè đoạn đường có biển cấm này.
Anh Thanh bán bong bóng bay khi nói về biển cấm chia sẻ rằng, “Ở đây thỉnh thoảng xe quản lý cũng đi kiểm tra. Thế nhưng cứ thấy bóng họ là tất cả hô lớn để bà con cùng ôm hàng bỏ chạy. Vì tôi chỉ có mấy chùm bóng nên chạy nhanh lắm, chẳng bị bắt bao giờ. Khi nào họ đi rồi thì lại quay ra bán.”
Mặc dù biết bán hàng trên đoạn bị cấm là không đúng nhưng theo bác Hai bán xổ số thì đây là công việc trang trải cho cuộc sống của gia đình nên nhất quyết không thể bỏ. Bác Hai kể, “Ở đây, mỗi lần xe công an phường đi ngang qua là chúng tôi phải ôm đồ chạy vào ngõ. Có lần tôi chạy chậm bị bắt là họ thu cả ghế, cả sạp và cả hàng, xin cũng không được nên đành phải đi mua lại toàn bộ.”
Dắt theo một chiếc xe đạp có sạp hoa quả phía sau, chị Thu Hằng quê ở Thái Bình rong ruổi trên khắp các tuyến phố Hà Nội để kiếm sống. Sáng, chị phải dậy từ lúc 3h để lên chợ Long Biên mua hàng rồi chuẩn bị đi bán. Một ngày, nếu hết hàng sớm thì chị về nhà lúc 10 giờ đêm, còn muộn nhất thì khoảng 1 giờ sáng chị mới về tới nhà.
Khi đang đứng bán hàng cho chúng tôi tại khu vực này, thấy xe công an, chị và các hàng khác bỏ khách để chạy. Sau đó họ lại quay về đây khi những người quản lý đã đi khuất.
Chị Hằng cho biết đã hai lần bị công an thu cả xe cả hàng. Thế nhưng đây là nghề thu nhập chính của gia đình chị, mỗi tháng chị kiếm hơn 1 triệu đồng ($56 đô-la) nên lại phải mua toàn bộ đồ đạc để tiếp tục đi bán hàng chứ không cả nhà chết đói.
source
NGUOI VIET Online

Thursday April 9, 2009 - 10:55am (EDT) Permanent Link 0 Comments
Tìm thấy sắc chỉ cổ về Hoàng Sa

Tìm thấy sắc chỉ cổ về Hoàng Sa

Gia tộc họ Đặng đã gìn giữ sắc chỉ hơn 100 năm nay
Tại tỉnh Quảng Ngãi, người ta vừa phát hiện một sắc chỉ bốn trang của Triều đình nhà Nguyễn liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, được gia tộc họ Đặng, ở thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn gìn giữ nhiều đời nay.
Được biết đây là sắc chỉ vua Minh Mạng phái một đội thuyền với 24 lính thủy ra đảo Hoàng Sa năm Ất Mùi (1835) để làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Giới chuyên gia cho hay, sắc chỉ của vua viết: "Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi lặn để gia nhập đội thuyền, giao ông Đặng Văn Siểm - người có kinh nghiệm đi biển làm người dẫn đường, giao Võ Văn Công đi cùng đội thuyền phụ trách hậu cần..."
Ông Đặng Lên, 69 tuổi, người thuộc gia tộc họ Đặng đang giữ văn bản cổ này, cho biết sáu đời trước, cụ kỵ ông là một vị đà công xuất sắc, từng lấy thuyền ra ngoài đảo xa thuộc Hoàng Sa để bảo vệ biên cương của tổ quốc.
"Tên tuổi những người đi cùng đều có ghi lại rõ."
Gia đình ông quyết định báo cho nhà nước vì cho sắc chỉ mà họ đang giữ trong tay là "vật quý của ông cha, mà con cháu lâu nay không biết dùng", giờ được phổ biến rộng rãi có thể giúp các thế hệ sau biết nhiều hơn về chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
Ông Lên nói: "Tôi cũng có nghe nay Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm. Người đi đảo đánh cá cũng không ra được nữa".
"Đất nước của mình bị chiếm cứ vậy tôi rất buồn."
"Tôi là người quê mùa, nhưng cũng biết thời đó mình đã có người ra giữ Hoàng Sa, thì theo địa dư, Hoàng Sa là của người Việt Nam."
source
BBC Vietnamese

No comments:

Post a Comment